Nhặt ve chai kiếm tiền chạy thận

Chân cầu thang Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện (BV) Trung ương Huế nằm sát nhà vệ sinh là nơi nhiều người tá túc để chữa bệnh suy thận.   Họ là những bệnh nhân ngoại trú nhưng vì không có tiền thuê chỗ trọ nên đành liều đến nơi này ở qua ngày.


Chân cầu thang Khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện (BV) Trung ương Huế nằm sát nhà vệsinh là nơi nhiều người tá túc để chữa bệnh suy thận.
 
Họ là những bệnh nhân ngoại trú nhưng vì không có tiền thuê chỗ trọ nên đànhliều đến nơi này ở qua ngày.

“Công dân bệnh viện”
 
Chiều mưa tầm tã, Lưu Thị Thúy (20 tuổi) và em trai Lưu Tuấn Kiệt (13 tuổi),quê  Bố Trạch - Quảng Bình, đang chuẩn bị bữa cơm tối ở chân cầu thang Khoa Thậnnhân tạo.
 
Mẹ của 2 em, bà Trần Thị Nương (52 tuổi), đang lang thang trong khuôn viên BVnhặt ve chai. Chúng tôi gặp bà tại khu vực tập trung rác thải của BV.
 
Bà Nương dáng gầy yếu nhưng rất nhanh nhẹn, đôi tay thoăn thoắt xới tung từngđống rác để lượm những gì bán được. Chỉ trong vài giờ, chiếc bao tải lớn bà mangtheo đã đầy ắp.
 
Với nhiều người, hộp nhựa đựng cơm, bao ni lông hay vỏ chai nước là đồ vứt đinhưng với bà Nương, đó là niềm hy vọng kéo dài sự sống cho 3 người con đang nằmchạy thận nhân tạo tại BV Trung ương Huế.

Nhặt ve chai kiếm tiền chạy thận
 
Ông Trịnh Thanh vừa chạy thận xong vẫn gắng gượng đi nhặt ve chai

“Năm 2003, bất hạnh bắt đầu ậpđến gia đình tôi. Đứa con đầu là Lưu Đức Thủy mới 22 tuổi đã bị suy thận. Sau 3tháng ra Hà Nội rồi vào Huế chữa trị, Thủy đã qua đời vì bệnh quá nặng” – bàNương rầu rĩ.
 
Ít tháng sau, người con thứ hai của bà Nương là Lưu Thị Như Huyền, lúc đó 18tuổi, cũng phát bệnh suy thận. Bà đành giao hết ruộng vườn, nhà cửa và 4 ngườicon còn lại cho chồng chăm nom rồi đưa Huyền vào BV Trung ương Huế chữa trị.
 
“Cũng năm đó, vợ chồng tôi chết lặng khi bác sĩ bảo 4 đứa con này cũng đều bịsuy thận. Để chữa trị cho con, của cải trong nhà phải bán hết, nợ nần chồngchất”  - bà Nương buồn bã.
 
Từ đó, bà Nương trở thành “công dân” của BV Trung ương Huế, lấy chân cầu thanglàm nơi tá túc để nuôi con.  Bảy năm nay, bà đi nhặt ve chai kiếm tiền cho cáccon chạy thận.
 
Hằng ngày, bà đi lượm ve chai từ lúc 4 giờ, 11 giờ và 17 giờ - khi BV chưa làmviệc hoặc tạm nghỉ. Tối, bà mang ve chai ra ngoài bán.
 
“Mỗi ngày, tôi kiếm được khoảng 30.000 - 35.000 đồng, chỉ đủ mua thức ăn,nước uống và thuốc bổ cho mấy mẹ con. Còn tiền chạy thận thì phải đi vay mượn”- bà Nương thổ lộ.
 
Lâm cảnh khốn khó
 
Ở BV Trung ương Huế, có hàng chục người vừa chạy thận vừa đi nhặt nhạnh ve chaikiếm tiền trang trải.
 
Ông Trịnh Thanh (43 tuổi), ngụ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, vào BVchạy thận nhân tạo từ năm 2003. Ông bắt đầu “nghề” ve chai từ khi mới vào nằmviện nhằm đỡ đần phần nào cho vợ con.
 
Cũng như bà Nương, mỗi ngày, ông Thanh đi nhặt ve chai quanh khuôn viên BV vàobuổi sáng sớm, trưa và chiều tối.
 
“Ngày không chạy thận, tôi nhặt ve chai được khoảng 30.000 đồng, còn ngày chạythận chỉ kiếm chừng 10.000 - 15.000 đồng” - ông Thanh cho biết.

Hôm chúng tôi đến BV, ông vừachạy thận xong, vết băng trên tay vẫn còn rỉ máu nhưng vẫn gắng gượng đi nhặt vechai.
 
Ông Thanh tâm sự: “Lúc mới vô BV, sức khỏe kém quá nên tôi không làm gì nổi.Một năm sau, sức khỏe tốt lên, tôi bắt đầu đi nhặt ve chai”.
 

Ông Thanh cho biết đứa con đầu của ông năm nay vừa học xong lớp 9 phải nghỉ đểtheo mẹ đi bóc vỏ cây kiếm tiền cho ông chữa bệnh, hai đứa tiếp theo cũng đứngtrước nguy cơ bỏ học vì gia đình quá nghèo.
 
“Tôi chỉ biết cầm cự ngày nào hay ngày đó, chỉ thương mấy đứa con phải bỏ họcsớm” - ông Thanh nghẹn ngào.
 
Tương tự ông Thanh, năm 2005, ông Nguyễn Văn Phước (42 tuổi, quê Quảng Trạch -Quảng Bình) phải rời xa vợ con vào BV Trung ương Huế chữa trị suy thận.
 
Ở quê, vợ ông vừa làm 3 sào lúa vừa chằm nón kiếm tiền cho chồng chữa bệnh vànuôi con. Vì vậy, từ khi vào BV, ông đã đi nhặt ve chai kiếm thêm tiền.
 
Ông Phước cho biết mỗi tháng 12 lần chạy thận nhân tạo, trừ BHYT, ông phải đóngthêm 2 triệu đồng.
 
“Tiền nhặt ve chai chỉ đủ để tôi ăn uống qua ngày, tiền điều trị bệnh phải nhờvợ lo. Bốn con tôi học lớp 12, lớp 9, lớp 4 và đứa cuối cùng sắp đi học, một tayvợ tôi cũng phải lo toan. Năm học mới sắp đến rồi nhưng vợ chồng tôi không cótiền mua sách vở cho con. Tình hình này chắc chúng phải bỏ học thôi” - ông ngậmngùi.
 
Đêm về khuya, sau một ngày tất bật vừa chạy thận vừa kiếm tiền chữa bệnh, bàNương, ông Phước, ông Thanh... lại trở về dưới chân cầu thang Khoa Thận nhân tạovà kể nhau nghe những chuyện buồn vui trong cuộc sống. Trong ánh mắt họ, chúngtôi vẫn bắt gặp những tia hy vọng vào điều kỳ diệu nào đó trong tương lai.

Mặc bệnh tình hành hạ

Nhặt ve chai kiếm tiền chạy thận
Bà Nương nhặt ve chai ở Bệnh viện Trung ương Huế đã 7 năm nay

Ba năm trước, trong một buổi sáng sớm, bà Nương đi nhặt ve chai thì bị ngất xỉu bởi căn bệnh viêm tuần hoàn não nhưng may mắn được các bác sĩ BV Trung ương Huế phát hiện và cứu chữa kịp thời. Rồi năm 2008, khi đang nấu ăn, chân bà bỗng nhiên tê nhức, đứng ngồi không nổi và được chẩn đoán bị gai cột sống.
 
Giờ đây, cứ mỗi lần trái gió trở trời, bà lại bị bệnh tình hành hạ. Bà Nương tâm sự: “Bác sĩ khuyên tôi phải nhập viện điều trị nhưng vì không có tiền lại lo cho mấy đứa con nên đành thôi”.

Hơn 7 năm sống trong BV, 3 người con lần lượt qua đời vì bệnh thận nhưng bà Nương vẫn ngày ngày đi nhặt ve chai kiếm tiền với hy vọng có một phép mầu cứu được 3 người con còn lại thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo.


Theo Quang Nhật
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.