Tết giáo viên sẽ khác?

Mọi người đang kỳ vọng rất nhiều vào sự đổi thay của nghề giáo, vì theo dự thảo văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong 5 năm tới sẽ “đổi mới sâu sắc, toàn diện giáo dục đào tạo”.

Mọi người đang kỳ vọng rất nhiều vào sựđổi thay của nghề giáo, vì theo dự thảo văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XI, trong 5 năm tới sẽ “đổi mới sâu sắc, toàn diện giáo dục đào tạo”.

Thông tin từ báo giới chobiết, Tết Tân Mão này mỗi giáo viên tại TP HCM sẽ được thưởng 700.000 đồng -một con số khá “khiêm tốn” so với mức thưởng của khối doanh nghiệp, càng quáxa so với mức thưởng cao nhất tại các khu chế xuất - khu công nghiệp là vàitrăm triệu đồng. Nghe thông tin này, không ai, kể cả giới giáo chức, vuimừng thực sự mà xen lẫn với đó là nỗi xót xa khó tả. Ấy vậy mà nhiều đồngnghiệp ngành sư phạm ở các tỉnh thành khác còn so bì, vì ở chỗ họ nhiều khicon số ấy chỉ tầm một, hai trăm ngàn. Đúng là Tết giáo viên quá “hẻo”!

Ấy thế nhưng, bao nhiêu nămrồi, giáo viên vẫn sống, trong đó có nhiều người sống tốt. Hàng trăm ngàngiáo viên vẫn bám trường, bám lớp. Ở vùng sâu, vùng xa, giáo viên không chỉlo Tết cho mình mà còn lo Tết cho những cô cậu học trò nghèo của mình. Nụcười vẫn rạng rỡ trên mặt những người thầy mỗi độ xuân về. Vẫn có hàng vạnhọc trò ra trường, trưởng thành nên người, trở thành lớp người lao động trẻ,chủ nhân tương lai của đất nước. Đó thực sự là điều đáng quý, đáng trântrọng đối với các thầy cô giáo.

Nhưng không thể vì ngành giáodục vẫn phát triển mà chúng ta có thể lơ là, xem nhẹ việc chăm lo đời sốngcho thầy cô giáo. Càng không thể chăm lo theo kiểu ban ơn, như đến Tết làtặng tiền, tặng quà... Cần phải có cái nhìn, cách hành xử khác đối với độingũ làm giáo dục thì mới mong giáo dục thật sự khởi sắc, thay đổi. Nhiềungười cho rằng giáo dục không thể là hàng hóa, vì thế không thể nói chuyện“thị trường giáo dục”. Trên thực tế, tại nhiều nơi đã tồn tại cái gọi là“thị trường hóa giáo dục”. Sự tồn tại này lại không theo đúng quy luật thịtrường bởi nó bị méo mó, biến dạng. Người thầy, trong hoàn cảnh như thế, dễcảm thấy mình bị tổn thương. Nhận phong bì, quà cáp thì không phù hợp đạođức. Chạy sô, dạy thêm… cũng bị đánh giá này nọ, thậm chí có nơi còn cấmđoán. Làm thầy, sống được với nghề trong tình hình hiện nay, quả là khôngđơn giản.

Lẽ ra, để người thầy có đượcvị trí nghiêm cẩn trong lòng học trò, nói rộng hơn là dưới mắt xã hội thìcuộc sống người thầy không được ở mức “thấy thương, thấy tội”. Thu nhập củangười thầy, một nghề lao động chất xám, phải được trả đúng mức cần thiết. Cónhư thế, người thầy mới toàn tâm toàn ý cho nghề của mình và nghề giáo khôngcòn là “bước đường cùng” khi chọn nghề của các bạn trẻ.

Mọi người đang kỳ vọng rấtnhiều vào sự đổi thay của nghề giáo, vì theo dự thảo văn kiện đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ XI, trong 5 năm tới sẽ “đổi mới sâu sắc, toàn diện giáodục đào tạo”. Mà muốn giáo dục đi lên, ai cũng hiểu rằng nhà nước sẽ cóchính sách để người thầy sống được bằng lương. Ở đây cần nhấn mạnh là đồnglương thực sự, chứ không phải là thu nhập như lâu nay. Thu nhập của giáoviên hiện nay, có nơi cao nơi thấp, cũng có người đạt đến hơn chục triệu(thậm chí cao hơn) mỗi tháng, nhưng thời gian lao động của họ không giốngmọi người lao động khác vì phải “cày đêm, cày ngày”, thậm chí có người phảichấp nhận cầm những khoản không phải từ việc “bán cháo phổi”. Sống được bằnglương, xem chừng đơn giản, những nhiều năm rồi vẫn là niềm ao ước của hầuhết giáo viên chân chính. Có thời gian người ta so sánh mức thù lao cho mỗica phẫu thuật của bác sĩ với người vá vỏ xe lề đường, và qua đó đã thấy sựbất hợp lý đến kỳ lạ. Nay, thử so sánh một giờ dạy của giáo viên với bất kỳnghề nào khác, cũng sẽ thấy một sự thật tương tự. Vậy thì, vì sao không đổimới cho được!

Hy vọng tết những năm sau củangười thầy sẽ thật sự khác!


Theo Lê Huy
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.