Thủ đoạn "chăn dắt" sinh viên vào đường dây bán hàng rong

Chương trình chuyển động 24h phát sóng ngày 9/3 sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn thủ đoạn nào đã lôi kéo được sinh viên.

Để lôi kéo sinh viên của các trường đại học vào đường dây bán hàng rong, CEO của Dfree khẳng định có bí quyết giúp hàng nghìn người thay đổi cuộc sống qua khóa học, ngay sau đó yêu cầu kí các loại hợp đồng. Ví như 5 năm đi làm không lương, sau đó sẽ được hưởng 49% lợi nhuận, và phạt 100 triệu nếu phá vỡ hợp đồng.

Vào ngày hôm nay (9/3), trên kênh VTV1 có chiếu phóng sự ghi lại hình ảnh hàng chục sinh viên chấp nhận đi bán hàng rong khi tham gia chương trình "giải pháp việc làm" của công ty Dfree.

Sau khi phóng sự nhiều sinh viên bị chăn dắt vào đường dây bán hàng rong được phát sóng, thì câu hỏi được nhiều người đặt ra là vì sao những sinh viên của các trường đại học danh tiếng lại dễ dàng mắc bẫy đến như vậy? Và trong chương trình chuyển động 24h phát sóng ngày 9/3 sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn thủ đoạn nào đã lôi kéo được sinh viên.


 Thủ đoạn "chăn dắt" sinh viên vào đường dây bán hàng rong. Nguồn clip: VTV 

Những số tiền lên đến hàng chục, hàng trăm triệu như một định mức phấn đấu của các nhân viên trong các doanh nghiệp lớn, thế nhưng thực chất đi chỉ là những em sinh viên năm nhất năm 2 tại các trường ở Hà Nội tham gia vào chương trình học giải pháp việc làm của công ty Dfree. Nhiều sinh viên bắt buộc phải kiếm được số tiền như hợp đồng bằng cách bán hàng rong. 

Thủ đoạn chăn dắt sinh viên vào đường dây bán hàng rong: Yêu cầu kí hợp đồng 5 năm không lương, phạt 100 triệu nếu phá vỡ hợp đồng - Ảnh 2.

Hàng chục sinh viên hàng ngày vẫn lang thang đi bán hàng rong trên khắp các con phố.

Với những lời hứa hẹn như sở hữu 49% lợi nhuận sau 5 năm cống hiến không công, nhiều bạn trẻ đã phải nỗ lực kiếm hàng trăm triệu đồng cho công ty. Nhưng kết quả nhận được là tình trạng kết quả học tập sa sút. Nhiều bạn phải bỏ học để đi làm bởi lỡ kí hợp đồng 5 năm cùng điều khoản chịu phạt 100 triệu đồng nếu phá vỡ hợp đồng.

Đến thời điểm hiện tại, vẫn có hàng chục sinh viên ngày đêm lang thang bán hàng rong với mục tiêu đưa công ty Dfree trở thành công ty đào tạo việc làm hàng đầu Việt Nam, mỗi năm mang đến việc làm cho hàng triệu sinh viên. Và câu hỏi nhiều người đặt ra là, vì sao những sinh viên của các trường đại học danh tiếng lại dễ dàng bị chăn dắt vào đường dây bán hàng rong? 

Thủ đoạn chăn dắt sinh viên vào đường dây bán hàng rong: Yêu cầu kí hợp đồng 5 năm không lương, phạt 100 triệu nếu phá vỡ hợp đồng - Ảnh 3.

Vũ Đức Dũng khẳng định mình là CEO của Dfree

Hơn 2 năm làm việc tại Dfree, các bạn sinh viên làm việc tại đây đã nhận xét về sếp của mình như sau: "Ông ấy bắt chúng em đặt mục tiêu hàng tháng, ví dụ 30 - 40 triệu" hay "Thầy ấy sẽ sai một người ra đánh em, thầy nói một thầy giáo mà đánh học trò thì sẽ có vấn đề nhưng một đứa sinh viên đánh một đứa sinh viên thì sẽ không có vấn đề gì hết". 

Thủ đoạn chăn dắt sinh viên vào đường dây bán hàng rong: Yêu cầu kí hợp đồng 5 năm không lương, phạt 100 triệu nếu phá vỡ hợp đồng - Ảnh 4.

Người được nhân viên gọi là "ông ấy", hay lịch sự hơn là "thầy ấy" là Vũ Đức Dũng. Tự nhận có thành tích học tập bình thường, thi trượt đại học 2 lần, Dũng khẳng định mình là CEO của Dfree, có bí quyết giúp hàng nghìn người thay đổi cuộc sống qua khóa học giải pháp việc làm.

Thủ đoạn chăn dắt sinh viên vào đường dây bán hàng rong: Yêu cầu kí hợp đồng 5 năm không lương, phạt 100 triệu nếu phá vỡ hợp đồng - Ảnh 5.

Vũ Đức Dũng tự nhận có thành tích học tập bình thường, thi trượt đại học 2 lần

Nổi tiếng đến mức tất cả các học viên mới của công ty này đều phải tìm hiểu về Dũng qua các sách báo, chụp ảnh, kết bạn Facebook, thậm chí là viết lời cảm ơn công ty gắn với tên tuổi Vũ Đức Dũng.

Một nữ sinh từng làm việc tại Dfree cho biết, "kích cái năng lượng của mình lên và nói những lời ngon ngọt để mình có thể đi bán hàng". 

Thủ đoạn chăn dắt sinh viên vào đường dây bán hàng rong: Yêu cầu kí hợp đồng 5 năm không lương, phạt 100 triệu nếu phá vỡ hợp đồng - Ảnh 6.

Các bạn sinh viên bị giàng buộc bởi các điều khoản hợp đồng. Nếu tiết lộ thông tin hợp đồng cho người có thẩm quyền hoặc vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt 100 triệu đồng.

Bước tiếp theo là ký các loại hợp đồng đào tạo với mức học phí từ 5 triệu đồng đến hàng chục triệu đồng. Nếu không có tiền thanh toán cũng không sao, có thể chuyển luôn sang bước sau là ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, để vừa học vừa đi bán hàng rong trả học phí. 5 năm đi làm không lương, sau đó sẽ được hưởng 49% lợi nhuận. Nếu tiết lộ thông tin hợp đồng cho người có thẩm quyền hoặc vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt 100 triệu đồng.

Những điều khoản đối với luật sư Nguyễn Thế Truyền trên hết sức vô lí và khó có thể chấp nhận, "Sau khi kí những hợp đồng này rồi thì những tờ hợp đồng này trở thành lá bùa dán lên cho những hành vi vi phạm pháp luật của các công ty này. Bạn không phải lo lắng việc kiện ra toà bởi việc kiện ra toà đối với hợp đồng như vậy các bạn sẽ có cơ hội thắng 100%". 

Thủ đoạn chăn dắt sinh viên vào đường dây bán hàng rong: Yêu cầu kí hợp đồng 5 năm không lương, phạt 100 triệu nếu phá vỡ hợp đồng - Ảnh 7.

Số tiền kiếm được sẽ được các bạn báo cáo hàng ngày. Ảnh cắt từ clip

Không nắm được thông tin này, Đạt nhiều lần bị lãnh đạo công ty đe doạ khi muốn thoát ra khỏi cảnh bán hàng rong. Những tin nhắn đe doạ của giám đốc và trợ lý mà Đạt thu thập được cho thấy thủ đoạn tinh vi của các đội tượng này. 

Tháng 7 năm 2016, công ty Dfree đã bị TW đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuýt còi vì hành vi lợi dụng danh nghĩa đoàn thanh niên, tổ chức quyên góp chương trình thắp nến tri ân nhằm trục lợi bất chính. Không dừng lại ở đó, công ty này liên tục mở ra các khóa đào tạo kỹ năng, nhưng thực chất là một hình thức kinh doanh đa cấp nhằm bóc lột sức lao động của các sinh viên trẻ. 

Lứa trước tỉnh ngộ ra thì lứa sau lại mắc bẫy, giấc mơ khởi nghiệp giàu sang được thầy vẽ ra vẫn đeo bám cùng các sinh viên trẻ trên khắp các ngả đường bán rong.

Theo Helino


Sinh viên

bán hàng rong

thủ đoạn


Thông tin bất ngờ vụ nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn”
Nam TikToker tố “bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn” đang làm việc với cơ quan chức năng thì lấy lý do sức khoẻ nên xin dừng buổi làm việc, cơ quan chức năng sau đó nhiều lần mời nhưng người này không lên làm việc.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.