Tố cáo nặc danh có bằng chứng: Phải xem xét?

Ủy ban Pháp luật của QH đề nghị thừa nhận tố cáo nặc danh là hình thức tố cáo hợp pháp, thay vì "không xem xét" như quan điểm của Chính phủ.

Ủy ban Phápluật của QH đề nghị thừa nhận tố cáo nặc danh là hình thức tố cáo hợp pháp, thayvì "không xem xét" như quan điểm của Chính phủ.

Theo dự án Luật tốcáo Chính phủ trình ra QH chiều 10/11, tố cáo nặc danh là dạng tố cáo không rõhọ tên, địa chỉ người tố cáo. Có 2 luồng quan điểm trái chiều xung quanh vấn đềnày.

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, tố cáo nặc danh không nên xem xét. Trong tố cáonặc danh có dạng vu cáo, vu khống, việc xác định trách nhiệm và xử lý đối vớingười vi phạm là rất khó khăn.

Mặc khác, Luật khiếu nại, tố cáo đang hiện hành và quy định của Đảng cũng khôngquy định tố cáo nặc danh.

Tố cáo nặc danh có bằng chứng: Phải xem xét?
Nhiều người do sợ bị trù úm liên lụy nên tố cáo nặc danh. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Loại ý kiến khác chorằng, tố cáo nặc danh nhưng có nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở đểthẩm tra, xác minh thì cơ quan có thẩm quyền phải xem xét giải quyết.

Bởi lẽ, hiện nay tình trạng người tố cáo chưa được bảo vệ, thậm chí bị trả thùtrù nên mới có tố cáo nặc danh. Mặt khác, pháp luật về phòng chống tham nhũngcũng đã quy định về xem xét, tham khảo các thông tin tố cáo nặc danh có nội dungrõ ràng, bằng chứng cụ thể…

Trong tờ trình dự án luật, Chính phủ cho rằng “đây là vấn đề phức tạp” và “khôngnên xem xét tố cáo nặc danh”.

Không đồng tình, báo cáo thẩm tra dự án luật của Ủy ban Pháp luật của QH nêurõ: 

Nguyên nhân của tố cáo nặc danh là bởi bản thân việc tố cáo vốn nhạy cảm, ảnhhưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tố cáo. Bên cạnh đó, hành vi vi phạm củacán bộ, công chức nếu do những người công tác trong cùng cơ quan, đơn vị pháthiện và tố cáo thì do sợ bị trù úm liên lụy nên tố cáo nặc danh.

Mặc khác, Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng mà Việt Nam đã ký kếtcũng khuyến cáo các quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp thích hợp đểcông chúng có thể thông báo, kể cả dưới hình thức nặc danh.

Vì vậy Ủy ban Phápluật đề nghị cần thừa nhận tố cáo nặc danh là hình thức tố cáo hợp pháp.

Liên quan đến người tố cáo, Ủy ban Pháp luật cũng thấy rằng, các quy định về bảovệ người tố cáo trong dự thảo Luật vẫn chung, còn mang tính nguyên tắc, thiếu cơchế thực hiện trên thực tiễn.

Về thứ tự ưu tiên, cần phải bảo vệ tính mạng, tài sản người tố cáo, thậm chí cảngười thân của họ. Bên cạnh đó, cần có quy định bảo vệ quyền lợi về chính trị,kinh tế, việc làm, bảo vệ uy tín cho người tố cáo.

Theo Thông Chí
Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.