Vấn nạn tung clip lên mạng

Trước đó, ngày 2310, cư dân mạng đã “mổ xẻ” việc một nữ sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (thị xã Cẩm PhảQuảng Ninh) bị 5 cô gái làm nhục giữa đường. Trong clip là cảnh nạn nhân bị các cô gái ăn mặc sành điệu đánh đấm và dùng kéo cắt tóc, xé áo trong tiếng reo hò của một số nam sinh. Bức xúc, một người đi đường lên tiếng thì một thanh niên lạnh lùng nói: “Bác cứ kệ chúng nó”.

Xử lý chưanghiêm là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiềuclip bạo lực, ghi âm chửi thề được tung tràn lan lên mạng.

Thời gian gầnđây, việc quay clip, ghi âm rồi đưa lên mạng diễn ra liên tục khiến dưluận bàn tán xôn xao và người trong cuộc cũng khổ trăm bề. Bỏ qua nhữngvụ tung lên mạng với động cơ lên án tiêu cực, cái xấu (vụ clip bảo mẫuTrần Thị Phụng (Bình Dương), clip ghi lại cảnh CSGT bị tài xế taxi hấtlên nắp capô...), trong giới hạn bài viết này, chúng tôi muốn đề cậpthực trạng muốn “chơi nổi” hoặc hạ uy tín, danh dự người khác bằng việclén quay clip, ghi âm những hành động bạo lực, những lời nói không hayrồi tung lên mạng của một bộ phận bạn trẻ.

Nữ sinh quay clip đánh bạn

Trung tuần tháng 11-2010,dư luận phẫn nộ khi xem đoạn clip các nữ sinh lớp 8 Trường THCS MạchKiếm Hùng (quận 5 - TPHCM) đánh đập dã man một nữ sinh cùng lớp. Đoạnclip dài hơn 5 phút được quay ở một góc lớp trong giờ ra chơi.

Vấn nạn tung clip lên mạng
Ảnh minh họa Nguyễn Tài

Ba nữ sinh dồn nạn nhânxuống cuối lớp, dùng lời lẽ đe dọa bắt nạn nhân phải cởi áo, rồi vừachửi mắng thô tục vừa đánh, đá, mặc nạn nhân khóc lóc van xin. Đoạn clipnày quay ngày 3-11 nhưng đến ngày 19-11, Ban Giám hiệu của trường mớibiết do được phụ huynh cung cấp.

Theo lời khai ban đầu của các nữ sinh, chỉ vì “nhìn thấy ghét” nên đánhbạn cho bõ tức.

Trước đó,ngày 23-10, cư dân mạng đã “mổ xẻ” việc một nữ sinh Trường THPT LươngThế Vinh (thị xã Cẩm Phả-Quảng Ninh) bị 5 cô gái làm nhục giữa đường.

Trong clip là cảnh nạn nhân bị các cô gái ăn mặc sành điệu đánh đấm vàdùng kéo cắt tóc, xé áo trong tiếng reo hò của một số nam sinh. Bức xúc,một người đi đường lên tiếng thì một thanh niên lạnh lùng nói: “Bác cứkệ chúng nó”.

Trên đây làhai vụ điển hình gần đây nhất trong rất nhiều vụ tương tự như thế. Nhữngvụ việc ầm ĩ này, hình thức cao nhất các trường áp dụng là đình chỉ việchọc một năm đối với các nữ sinh đánh bạn và tung clip lên mạng.

Ghi âm những lời nói khó nghe

Những ngàycuối tháng 9-2010, dư luận xôn xao khi trên mạng xuất hiện đoạn ghi âmlén dài đến 18 phút của một nhóm học sinh chuyên lý Trường THPT chuyênTrần Phú (TP Hải Phòng). Nạn nhân của vụ việc này chính là cô giáo dạytiếng Anh của họ.

Bức xúc bởi thái độ thiếu tôn trọng, xúc phạm của học sinh, cô giáo đãcó lời nói, thái độ ứng xử không phù hợp với môi trường sư phạm và tưthế của nhà giáo. Clip này đã gây những bàn cãi trái ngược nhau về cáchhành xử của cô giáo lẫn học trò và cũng gây ra cú sốc tâm lý không nhỏcho những người trong cuộc.

Mới  đây, sauphần công bố kết quả Vietnam Idol, trên một số diễn đàn, blog xuất hiệnmột đoạn ghi âm những lời nói “không đẹp” dài 15 phút của một thí sinhvề một bài báo và ban giám khảo (thí sinh đã dừng cuộc chơi tại đêm gala5).

“Thủ phạm” sau đó đã thừa nhận do quá bức xúc về những lời lẽ không haycủa thí sinh kia nên ghi âm lại để chia sẻ cùng những thí sinh khác. Vàcũng vì “quá bức xúc”, “thủ phạm” đã chuyển đoạn ghi âm cho một bloggerđể rồi khi nhận thức được vấn đề đang diễn ra theo chiều hướng xấu, muốngỡ đoạn ghi âm xuống cũng không còn kịp.

Luật sư Võ Đan Mạch,  Đoàn Luật sư TPHCM:

Phải xử lý quyết liệt hơn
 
Chế tài để xử lý các hành vi quay clip, ghi âm tung lên mạng hiện vẫn  chưa rõ ràng, triệt để. Nạn nhân chỉ có thể khởi kiện dân sự với hành vi xâm phạm “quyền bí mật đời tư” theo điều 38 BLDS, nhưng để xác định được thế nào là “bí mật” vẫn còn nhiều tranh cãi.

Về góc độ hình sự, hai điều luật có thể áp dụng là tội tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy và tội làm nhục người khác theo điều 253, điều 121 BLHS nhưng các clip hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ đánh đập, lột quần áo và công khai thông tin đời sống cá nhân nên rất khó xử lý hình sự.
 
Cũng có trường hợp phát hiện, xử lý nhưng gia đình nạn nhân không yêu cầu xử lý, từ chối công khai rộng rãi cũng là một hạn chế và làm bùng phát các hành vi vi phạm này.
 
Để cải thiện, cần có thêm những quy định mang tính xác thực, định lượng trong việc truy cứu trách nhiệm, cụ thể là việc thực thi quyết liệt, kịp thời của cơ quan chức năng để xử lý nghiêm khắc các đối tượng liên quan.
 
Đ.Lăng ghi

 

Thạc sĩ xã hội học Nguyễn Thanh Nga, Công ty Giáo dục Giá trị sống La Bàn Đỏ:

Thiếu kỹ năng sống
 
Việc quay phim, chụp hình người khác nhằm phát tán rộng rãi trên mạng đang là trào lưu đáng báo động trong giới trẻ. Đã là mốt thời thượng thì nội dung càng “độc” càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng và vì thế càng tạo điều kiện để thể hiện cái tôi.
 
Trong khi đó, bạn trẻ thiếu quá nhiều kỹ năng sống căn bản để tự bảo vệ mình trước những trào lưu lệch chuẩn, để mặc cho các cảm xúc tiêu cực kiểm soát hành vi và thái độ của mình, khiến họ trở nên nhẫn tâm hơn nỗi đau của người khác. Đây không chỉ là lỗ hổng về giáo dục nhân cách mà còn là sự thiếu hụt kiến thức trên nhiều phương diện, đặc biệt là hiểu biết về pháp luật.
 
Đối với người tung clip, hành động này thể hiện sự vị kỷ, hiếu thắng nhất thời, mục đích làm đối phương bị sụp đổ về mặt tinh thần nên chấp nhận cả cách ứng xử mang tính ác nghiệt, không màng suy xét đến hậu quả lâu dài.

Đối với nạn nhân, họ phải chịu những cú sốc nặng nề, căng thẳng về mặt tâm lý vì không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến người thân của họ.Áp lực này có thể khiến họ trầm cảm, rối loạn tâm thần và cảm xúc dẫn đến nguy cơ tự tử khi vượt quá mức chịu đựng.

Còn đối với các bạn trẻ xem clip, nếu thiếu kỹ năng “sàng lọc” trong quá trình tiếp nhận thông tin  sẽ dần hình thành sự vô cảm.
 

Theo Phạm Dũng
Người lao động




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.