Chiến dịch nói không với kèn vuvuzela: Đại diện LĐBĐ Việt Nam tiết lộ lý do chưa nghĩ đến việc cấm món đồ tạo ra thứ âm thanh nhức óc này

Kèn vuvuzela đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều CĐV khi đến SVĐ Mỹ Đình cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2018.

Kèn vuvuzela đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều CĐV khi đến SVĐ Mỹ Đình cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2018. Tuy nhiên, LĐBĐ Việt Nam (VFF) chưa nghĩ đến việc cấm vì cầu thủ và các HLV chưa có phàn nàn gì.

Trao đổi vấn đề này với Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh, ông cho biết: "Hiện tại, trong luật của FIFA, chúng tôi không thấy có điều cấm dùng kèn vuvuzela trong sân vận động. Vấn đề này tuỳ thuộc vào Liên đoàn hay giải đấu quy định. AFF cũng không cấm nên chúng tôi vẫn làm theo điều lệ".

Ông nói tiếp: "VFF cũng không cấm vuvuzela ở các trận đấu. Nói về độ ồn, chúng tôi mới chỉ cấm còi hơi, gây ra âm thanh lớn, giống với tiếng còi của trọng tài khiến cầu thủ phân tâm. Ngoài ra, chúng tôi cấm một số vật dụng như FIFA đã ghi trong luật như đèn laser, pháo sáng,…".

Chiến dịch nói không với kèn vuvuzela: Đại diện LĐBĐ Việt Nam tiết lộ lý do chưa nghĩ đến việc cấm món đồ tạo ra thứ âm thanh nhức óc này-1

Kèn vuvuzela được sử dụng rộng rãi trên các khán đài bóng đá kể từ World Cup 2010 tổ chức tại Nam Phi. Ảnh: Spiegle.de.

Chiến dịch nói không với kèn vuvuzela: Đại diện LĐBĐ Việt Nam tiết lộ lý do chưa nghĩ đến việc cấm món đồ tạo ra thứ âm thanh nhức óc này-2

Vuvuzela là đồ cổ vũ phổ biến nhất ở SVĐ Mỹ Đình trong những trận đấu vừa qua của đội tuyển Việt Nam. Ảnh: Hiếu Lương.

"Theo quan điểm cá nhân của tôi, vuvuzela cũng là một sản phẩm cổ vũ. Nhiều CĐV đến sân mang theo nó cũng để thể hiện mong muốn được cổ vũ. Chính vì vậy, chúng tôi cũng chưa nghĩ đến việc cấm vuvuzela ở các sân vận động của Việt Nam", ông Lê Hoài Anh chia sẻ.

Vị Tổng thư ký của VFF cho biết đã nắm được một số góp ý từ các khán giả về âm thanh mà vuvuzela tạo ra gây khó chịu, ồn ào và không tạo nên bản sắc riêng trong cổ vũ, cũng như tiếp thêm sức mạnh cho đội nhà. Ông cũng chưa nghe sự phản hồi tiêu cực nào từ các cầu thủ hay thành viên trong BHL về tiếng kèn vuvuzela.

Kèn vuvuzela nổi lên từ World Cup 2010 tổ chức tại Nam Phi với âm thanh đặc trưng. Tuy nhiên, cũng từ giải đấu này về sau, nhiều giải đấu đã đưa vuvuzela vào danh mục cấm do tiếng ồn mà nó tạo ra.

Âm thanh vuvuzela tạo nên có thể đạt đến 127 decibel, có thể gây tổn thương thính giác của những người xung quanh. Từ World Cup đến EURO, từ ASIAD, Olympic đến SEA Games, các nhà tổ chức đều đưa vuvuzela vào danh mục đồ dùng cấm mang vào sân.

Một số cầu thủ, HLV, phóng viên trên thế giới cũng lên tiếng phàn nàn về âm thanh này khiến họ không thể tập trung làm việc và thi đấu.

Chiến dịch nói không với kèn vuvuzela: Đại diện LĐBĐ Việt Nam tiết lộ lý do chưa nghĩ đến việc cấm món đồ tạo ra thứ âm thanh nhức óc này-3

Phản hồi của một số CĐV về tiếng kèn vuvuzela. Ảnh: Chụp màn hình.

Các CLB ở Anh, đặc biệt những CLB đang chơi tại Premier League cũng lần lượt cấm mang kèn vuvuzela vào sân với lý do "quá ồn ào" và "làm mất đi khả năng liên kết giữa cầu thủ và CĐV". Họ ưa thích cách cổ vũ truyền thống là hò hét hay hát ca hơn.

Một lượng không nhỏ CĐV Việt Nam sau khi AFF Cup 2018 kết thúc cũng đã lên tiếng phản đối cách cổ vũ bằng vuvuzela. Nhiều người nói thứ âm thanh của chiếc kèn này khiến họ ám ảnh và cảm thấy không thoải mái thậm chí là khó chịu khi đến SVĐ cổ vũ.

Sau trận đấu ở vòng bảng và đặc biệt là trận chung kết lượt về với Malaysia, nhiều CĐV cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ với cách thức cổ vũ của hội Ultras Malaya với tiếng trống, tiếng hát suốt trận. Những âm thanh sống động, lôi cuốn và khiến bản thân mỗi người muốn hoà cùng hội hơn là tiếng kèn vuvuzela.

Theo Trí Thức Trẻ


kèn vuvuzela

cổ động viên

AFF Cup 2018


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.