Chuyện ám ảnh phía sau nghề luôn vương mùi tử khí

Nhiều người vẫn nghĩ công việc hỏa táng là thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với người đã chết, nên có chút sợ hãi, nhưng thực tế không phải vậy.

“Cả nhà hóa thân có 4 lò hỏa táng, bình thường thì chỉ một chiếc áo quan từ từ đưa vào lò. Nhưng hôm đó, cả nhà đại thể như chết lặng, 4 chiếc áo quan để thẳng hàng, rồi đưa vào 4 lò cùng một lúc."

Đỗ Tiến Lưỡng chia sẻ về công việc hỏa táng của mình.

Xếp xương cũng phải học từng chi tiết nhỏ

Từ một kỹ sư điện công nghiệp có tay nghề, thế nhưng cuối cùng Đỗ Tiến Lưỡng (SN 1990, quê Thanh Hóa) lại bén duyên với một nghề khiến nhiều người phải sởn da gà khi nghĩ đến, nghề hỏa táng.

Dù mới làm việc tại Đài hóa thân hoàn vũ Thiên Đức (Phú Thọ) được khoảng 3 năm, những Lưỡng được xem là một trong số những người có tay nghề cứng nhất tại cơ quan. Cho đến thời điểm hiện tại, Lưỡng cũng không nhớ nổi mình đã hỏa táng cho bao nhiêu người quá cố và xếp được bao nhiêu bộ hài cốt sau khi hỏa táng.

Một gia đình vừa hỏa táng cho người thân mới mất.

“Thực sự lúc đầu tôi chẳng biết gì về nghề hỏa táng cả, thậm chí nghe tên đến cũng cảm thấy rờn rợn. Nhưng khi bắt tay vào làm, được hướng dẫn và tận mắt chứng kiến sự đau khổ của những gia đình mất người thân, tôi thấy mình cần phải cố gắng hơn, tậm tâm hơn để chia sẻ nỗi đau với những gia đình có người thân đã mất”, Lương chia sẻ.

Theo Lưỡng, nhiều người vẫn nghĩ công việc hỏa táng là thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với người đã chết, nên có chút sợ hãi, nhưng thực tế không phải vậy. Từ khi tiếp nhận, làm lễ cho đến lúc đưa vào lò hỏa táng, Lưỡng cũng như những đồng nghiệp của mình không hề nhìn thấy thân xác của quá cố.

Khu nhà đại thể làm lễ cho những người đã mất trước khi đưa đi hỏa táng

Chiếc áo quan được di chuyển theo một quy trình kép kín. Sau khi đưa vào lò hỏa táng, mọi thông số đều được điều chỉnh theo bảng điện tử ở phía ngoài. Theo chia sẻ, mỗi ca hỏa táng thường mất khoảng 1-2 tiếng.

Đã có 3 năm trong nghề nên quá trình hỏa thiêu thông thường không có gì khiến Lưỡng đáng ngại vì chỉ cần am hiểu thông số, làm việc tận tâm là có thể hoàn thành công việc. Tuy nhiên với những gia đình yêu cầu hỏa táng còn nguyên xương, thì chính những nhân viên như anh Lưỡng sẽ là người trực tiếp xếp xương vào tiểu sành.

Đường hạ áo quan xuống lò hỏa táng

Lưỡng chia sẻ, thời gian đầu khi nhìn thấy bộ xương người được đưa ra khỏi lò hỏa táng, dù đã vô trùng và không có bất kể mùi gì, nhưng vẫn thấy “lạnh sống lưng”. Sau đó, anh nghĩ rằng, đây là công việc và mình cần làm từ cái tâm như làm cho chính người thân của mình. Chế ngự được cảm xúc sợ hãi, anh vừa làm vừa học hỏi và đã trở thành một người thợ “cứng” ở đây.

Ban đầu, Lưỡng phải học hỏi từ những người thầy để có thể xếp được một bộ hài cốt hoàn chỉnh. Sau 2 tuần học tập, Lưỡng lần đầu tiên có thể tự tay xếp được bộ hài cốt của người quá cố. Đến thời điểm hiện tại, chỉ 15-20 phút là anh đã có thể hoàn thành xong việc xếp xương vào tiểu sành.

“Ban đầu khi học xếp xương, tôi cũng gặp một số khó khăn nhất định bởi công việc này đòi hỏi sự chính xác đến từng chi tiết, không thể nhầm lẫn dù là chi tiết nhỏ. Ví dụ như cùng là xương tay, không thể xếp tay phải sang tay trái được”, Lưỡng chia sẻ về những ngày đầu học việc.

Mọi thông số đều được điều chỉnh theo bảng điện tử ở phía ngoài. 

Những nốt lặng của nghề hỏa táng

Gần 3 năm làm nghề, Lương và những đồng nghiệp của mình chứng kiến không biết bao nhiêu giọt nước mắt. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi khi mất người thân ai chẳng đau xót tột cùng.

Chứng kiến đã nhiều cảnh ly biệt, mất người thân, nhưng anh Lưỡng cũng như các anh em ở đây vẫn không thể nào quên được trường hợp 4 người trong một gia đình bị lũ cuốn trôi ở Thái Nguyên được đưa về đây an táng.

Toàn bộ quy trình tiếp đón, hỏa táng đều được khép kín.

“Cả nhà hóa thân có 4 lò hỏa táng, bình thường thì chỉ một chiếc áo quan từ từ đưa vào lò. Nhưng hôm đó, cả nhà đại thể như chết lặng, 4 chiếc áo quan để thẳng hàng, rồi đưa vào 4 lò cùng một lúc.

Khi đó, tôi cũng như tất cả mọi người không thể cầm được nước mắt. Tôi dặn lòng mình phải làm thật tốt để phần nào giảm bớt nỗi đau cho gia đình”, Lưỡng chia sẻ.

Trường hợp của nhà báo Đinh Hữu Dư bị lũ cuốn trôi ở Yên Bái, sau đó tìm được thấy thi thể ở Phú Thọ và đưa về đây hỏa táng cũng khiến Lưỡng và những đồng nghiệp của mình không khỏi xót xa. 

Gần 3 năm làm nghề, Lương và những đồng nghiệp của mình chứng kiến không biết bao nhiêu giọt nước mắt.

Đó là những câu chuyện có lẽ cả cuộc đời làm nghề Lương cũng chẳng thể nào quên được.  Cũng có những tình huống trớ trêu khác mà anh cũng như các đồng nghiệp chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

“Có trường hợp khi đưa thi thể người quá cố vào hỏa tháng, ở ngoài vì quá đau xót người thân đã chửi thẳng mặt chúng tôi và quát rằng: Sao đưa bố tôi vào đốt. Tôi nghĩ rằng, mình làm công việc này thì phải chấp nhận những điều đó, vì họ trong lúc đau buồn có thể không giữ được bình tĩnh”, Lương chia sẻ.

Theo Khám phá


lò hỏa tnags

mùi tử khí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.