- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con tôi bảo: Mình không phải người mông muội nên không đi vào làn khẩn cấp
Định lấn làn do con sắp muộn học, tôi kịp dừng khi nghe con nhắc “mình không phải người mông muội nên không đi vào làn khẩn cấp, vì làn này chỉ dành cho xe ưu tiên".
Tôi đã rất nhiều lần bức xúc mắng ra miệng, mắng thầm trong bụng và mắng trên mạng xã hội khi chứng kiến người khác vi phạm luật giao thông, nhưng bản thân mình lại không ít lần vi phạm. Những lúc đó, tôi tự biện minh bằng những lý do kiểu như “Lúc này đường vắng, vượt đèn đỏ cũng không gây tai nạn” hay “Lúc này làm gì có xe ưu tiên nào, mình chỉ lấn vào làn khẩn cấp một tẹo cho qua chỗ đông người này rồi lại về làn chung”…
Như phần đông mọi người, tôi biết rõ hành vi nào là sai khi chạy xe trên đường. Thời đại thông tin, mọi công dân đều dễ dàng tiếp cận các bài học cũng như quy định pháp luật về an toàn giao thông trên mạng xã hội, báo chí, hệ thống truyền thông của chính quyền và các tổ chức xã hội… Và chắc nhiều người cũng như tôi, biết “có tật giật mình” khi đọc bình luận chỉ trích, mắng mỏ gay gắt những tài xế vi phạm. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng tặc lưỡi bỏ qua các quy định vì thói tùy tiện, bữa bãi đã trở thành nếp, nhất là khi chưa phải trả giá đắt như bị thu bằng lái hay phải nộp phạt số tiền lớn.
Thế nhưng, đôi khi một lời nhắc nhở nhẹ nhàng của con trẻ lại có tác dụng lớn hơn những lời mắng nhiếc trên mạng. Tôi đã vài lần đỏ mặt xấu hổ và dừng ngay hành vi sai trái khi chở con trai đi học, đi chơi trên ô tô.
Không ít lần, con đã nhắc nhở tôi phải đi đúng làn vì mình là người văn minh. (Ảnh minh họa: Ngô Nhung)
Một lần, trên đường khá vắng, đèn đỏ bật, thấy luồng xanh chưa có ai qua, tôi định tranh thủ vượt nên không hề giảm tốc độ mà vẫn băng băng tiến tới ngã tư. Con trai liền nhắc: “Bố ơi dừng, dừng! Đèn đỏ rồi kìa”. Khi nhận ra bố biết nhưng vẫn cố tình vượt, nó nói giọng trách móc: “Bố bảo con đèn đỏ là phải dừng xe cơ mà!”.
Tôi cứng họng, chẳng biết nói gì với thằng bé ngoài câu “Bố xin lỗi”, và tất nhiên là dừng lại chờ đèn xanh.
Lần khác, khi con tôi đã học lớp 6, lời nhắc nhở còn nặng nề hơn. Hôm đó tôi chở nó đến lớp học thêm, sắp muộn giờ mà đoạn đường trên cao khá đông đúc. Sốt ruột, tôi chếch mũi xe sang phải, cố gắng rời khỏi dòng xe cộ nối đuôi nhau để lấn sang làn khẩn cấp bên cạnh. Động thái này không thể nhanh được, nên con trai dễ dàng nhận ra ý định của tôi.
Nó nói bằng giọng cố gắng kiên nhẫn giảng giải, kiểu rất ông cụ non: “Đó là làn đường dành cho xe ưu tiên mà bố, là xe của các chú cảnh sát hoặc xe cấp cứu chở người bệnh nặng, mình không đi được”.
“Nhưng con sắp muộn học rồi, cô giáo rất nghiêm, lần trước đã mắng bố một trận”, tôi biện minh. Nhưng thằng bé cứng đầu vẫn không nhượng bộ: “Muộn học còn hơn phạm luật chứ bố. Mình không phải người mông muội nên không đi vào làn khẩn cấp, không vượt đèn đỏ, bố ạ”.
Thú thật là lúc đó tôi thấy nóng ran mặt mày, xấu hổ muốn chui xuống đất. Tôi không biết câu “chỉ người mông muội mới đi vào làn khẩn cấp hay vượt đèn đỏ” được con trai trích dẫn từ đâu. Điều quan trọng là câu ấy được thốt ra từ một đứa trẻ, đối tượng đang tiếp nhận sự giáo dục của người lớn, và nói với bố nó, người vẫn ngày ngày dạy dỗ nó phải sống thế nào cho phải.
Không chỉ xấu hổ, giây phút đó tôi hiểu rõ, nếu vẫn cố tình vi phạm, những nỗ lực dạy con sau này của mình sẽ trở nên vô tác dụng. Tôi ngoan ngoãn trở lại làn đường dành cho mình. Liếc sang ông cụ non bên cạnh, tôi đỏ mặt lần nữa khi bắt gặp cái nhìn tán thưởng, kiểu như “biết sai mà sửa là rất tốt”.
Lời nhắc nhở khá “đau” ấy của con trai khiến tôi sau đó phải nghiêm túc suy nghĩ về văn hóa giao thông của bản thân. Quả thật, ranh giới giữa văn minh và man rợ nằm ở mức độ hiểu biết và tuân thủ pháp luật. Khác với thời ăn lông ở lỗ, xã hội văn minh là nơi con người tuân theo các quy ước chung, mà cao nhất là luật pháp.
Khi coi thường các quy định pháp luật, coi chuyện vượt đèn đỏ, lấn làn, đi vào làn khẩn cấp chỉ là vi phạm nhỏ, chúng ta đang thể hiện sự thấp kém của bản thân, kéo lùi trình độ văn minh bằng biểu hiện mọi rợ của chính mình, mà hậu quả là vô số vụ tai nạn thảm khốc, mang đến đau thương cho rất nhiều gia đình cũng như tổn thất lớn cho xã hội.
Theo VTC News
-
Mạng xã hội2 giờ trướcHình ảnh chiếc ô tô Matiz màu xanh lá đậu trên mái cổng nhà một gia đình ở TP Biên Hòa, Đồng Nai đang gây sốt mạng xã hội những ngày qua. Chủ sở hữu của chiếc xe vừa tiết lộ lý do lưu giữ xe độc lạ của mình với VietNamNet
-
Xã hội3 giờ trướcTài xế xe tải trọng nặng, kích thước lớn không được chủ quan, lơ là khi chuyển hướng, chuyển làn, quay đầu, lùi xe; cần hỗ trợ thêm gương, camera để xóa 'điểm mù'. Người đi xe 2 bánh cùng cần có những lưu ý để giảm thiểu tai nạn.
-
Xã hội3 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
Xã hội3 giờ trướcKhông muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
-
Xã hội4 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
Pháp luật4 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
Xã hội4 giờ trướcĐêm 21/11, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải. Nhiều tài xế chở quá tải ở mức 30 - 50% 'than trời' vì mức phạt nặng.
-
Xã hội7 giờ trướcTrong quá trình tìm bố, một bé trai đi lạc từ tỉnh Hà Giang đến TP Tuyên Quang, quãng đường khoảng 150km.
-
Xã hội7 giờ trướcAnh Tôn Thất Tín (SN 1997, trú phường Thủy Vân, TP. Huế), nạn nhân mất tích trong vụ xe tải chở rác rơi xuống sông Hương khi lưu thông qua cầu treo Bình Thành, lập gia đình 5 năm trước. Vợ anh hiện mang bầu sắp sinh thì người chồng xảy ra sự việc đau lòng.
-
Xã hội7 giờ trướcVới chiêu thức tìm lao động 'việc nhẹ lương cao', những năm gần đây, không ít thanh niên, nhất là thanh niên ở vùng sâu, vùng xa trở thành nạn nhân của bọn buôn người từ bên kia biên giới.
-
Xã hội7 giờ trướcKhoảng ngày 26-27/11, một đợt không khí lạnh có cường độ khá mạnh có thể tràn xuống nước ta, gây rét diện rộng cho các tỉnh miền Bắc. Đây có thể là đợt rét diện rộng đầu tiên ở miền Bắc năm nay, sau các đợt không khí lạnh yếu, khô thời gian qua.
-
Thời sự15 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Pháp luật16 giờ trướcDo giấy phép hết hạn mà Xuyên Việt Oil đang ký hợp đồng với đối tác Singapore nên bà chủ công ty này đã gọi điện cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhờ giúp đỡ.
-
Pháp luật16 giờ trướcSau 2 ngày chồng bị “mất tích” rồi tìm thấy ở bệnh viện với nhiều vết thương, vợ người bệnh đã đến cơ quan công an tố giác việc chồng mình bị thương tích chưa rõ nguyên nhân.