- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Làng quê buồn hiu, khoảng trống lòng người
Cứ 10 năm di dân làm ĐBSCL mất đi dân số của 1 tỉnh. Thực trạng này để lại những làng quê vắng bóng người, những hệ lụy: người già không được quan tâm chăm sóc; người vợ một thân mình nuôi con; đặc biệt là những đứa trẻ bị thiếu tình thương và nguy cơ thất học...
Nhiều năm qua, trừ thời điểm dịch Covid-19, dòng người di chuyển ngược về, thì tại vùng ĐBSCL luôn xảy ra tình trạng “chảy máu” lao động. Cứ 10 năm di dân làm ĐBSCL mất đi dân số của 1 tỉnh (theo Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2023 của VCCI ĐBSCL). Thực trạng này để lại những làng quê vắng bóng người, những hệ lụy: người già không được quan tâm chăm sóc; người vợ một thân mình nuôi con; đặc biệt là những đứa trẻ bị thiếu tình thương và nguy cơ thất học... Không giữ chân được lao động, đặc biệt lao động chất lượng cao đã góp phần khó thu hút đầu tư, phát triển tại các tỉnh trong vùng. Cũng vì vậy, “Vùng Cửu Long” giàu tiềm năng tăng trưởng chậm và đang được ví là vùng “đi trước về sau”.
Cha mẹ thiếu con, con thiếu cha mẹ
Khi nhắc đến người cha đi làm trên TP.HCM, em Dư Hoài Khương khóc nghẹn, ấp úng: “Cha đi làm miết chỉ Tết con mới được gặp, con rất nhớ cha”. Bà Nguyễn Ngọc Rỡ - nội Khương ôm lấy cháu vào lòng rồi cũng khóc. Không gian buổi trò chuyện bỗng nặng đi để nhường chỗ cho xúc cảm của nỗi nhớ cha, nhớ con ào về.
Em Dư Hoài Khương khóc vì nhớ cha
Những giọt nước mắt đó, thể hiện cho sự thiếu thốn không gì bù đắp được: “tình thương”. Từ nhỏ Hoài Khương đã ở quê với ông bà nội (xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) để cha là anh Dư Văn Thái đi làm xa. Cũng vì đi hoài mà vợ anh Thái đã bỏ đi biệt tích. Chỉ Tết Nguyên đán anh Thái mới về quê và chỉ dịp đó, Hoài Khương mới được cha ôm trong lòng, được cha chở đi chơi. Vì vậy, cậu bé vốn thiếu thốn tình thương của mẹ luôn rất nhớ cha.
Khi chúng tôi đến thăm nhà, Hoài Khương đang ăn cơm trưa, trước mắt em là chiếc điện thoại đang chiếu chương trình game. Khi lên ngồi cạnh bà Rỡ trò chuyện, Khương vẫn cầm chiếc điện thoại coi game miết. Bà Rỡ cũng thường nhắc Hoài Khương học nhưng cũng chỉ dừng lại nhắc chứ không thể bắt buộc. “Tôi không biết dạy cháu học như thế nào nữa. Chỉ biết kêu con cố gắng lo học, ôn bài vậy thôi. Nói nó lấy sổ coi bài mà nó hay coi điện thoại. La mắng dữ lắm mà nó cũng coi điện thoại xong là ngủ”, bà Rỡ chia sẻ.
Vợ chồng bà Rỡ lớn tuổi, bệnh nhiều nhưng vẫn phải lo cho 2 người cháu
Vợ chồng bà Rỡ đều ngoài 60 tuổi. Bản thân bà mang trong mình căn bệnh tim phải đi viện nhiều; còn ông Dư Văn Em – chồng bà bị thần kinh tọa, liệt một chân. Vậy mà nhiều năm qua, họ căng sức vừa làm ông bà nội, vừa làm cha mẹ lo từ cái ăn, giấc ngủ đến việc học cho 2 cháu. Có một sự thật đáng buồn là Hoài Khương đang học lớp 5 nhưng đã đòi nghỉ học.
Ông của Hoài Khương không đồng ý nhưng cách nào để đứa cháu mê chơi game tiếp tục học thì ông chưa nghĩ ra. Tương lai của Hoài Khương như thế nào không nói trước được nhưng có một điều chắc chắn: Dư Hoài Khang - anh trai của Hoài Khương đã nghỉ khi học xong lớp 5.
Tương lai những đứa trẻ thiếu tình thương?
Theo số liệu từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh có hơn 536.000 người trong độ tuổi lao động. Hàng năm, tỉnh giải quyết cho khoảng 25.000 người đi làm việc ngoài tỉnh. Vào năm 2021, lao động trở về địa phương sau dịch Covid-19 hơn 114.000 người. Đa số họ đều đang làm việc ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…
Ba ngồi nhà liền kề được xây dựng khang trang ở xã Núi Tô, khóa cửa ngoài vì cả hộ đã đi làm xa
Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau cho biết: “Thực trạng di dân tồn tại đã lâu, tỉnh Cà Mau rất nỗ lực, tìm cách để giữ chân người lao động, tuy nhiên, còn những tồn tại chưa khắc phục được. Cà Mau là tỉnh nông nghiệp, dân số tương đối đông nhưng về kết cấu hạ tầng, điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, hạ tầng giao thông kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của vùng, cả nước còn khó khăn, làm ảnh hưởng rất lớn đến kêu gọi và thu hút đầu tư. Từ đó, chưa tạo được nhiều sinh kế, việc làm cho người dân địa phương”.
Tình trạng lao động đi tìm kiếm việc làm tại các tỉnh Đông Nam bộ của tỉnh An Giang còn nan giải hơn Cà Mau. An Giang có hơn 897.000 người trong độ tuổi lao động, năm 2023 có gần 210.000 người lao động rời quê, đi làm việc ngoài tỉnh.
Khi nhắc đến chuyện chồng mình đi làm ở TP.HCM, chị Naeng Sóc Ray (38 tuổi, ở xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) cũng khóc. Chị không nói về lý do, tại sao lại xúc động đến vậy nhưng những gì chúng tôi có thể thấy là: Chị đang bế trên tay đứa con 1 tuổi bị bệnh, đứa con thứ 2 mới hơn 2 tuổi đứng cạnh bên và đứa lớn chị bảo: “Đã đi học mẫu giáo”. Mình chị ở nhà chăm 3 đứa con để chồng đi làm lo cơm áo và khi nhắc đến chồng, chị… khóc.
Chị Naeng Sóc Ray cũng khóc khi nhắc đến chồng
Chị Sóc Rây còn có thêm gánh nặng khi vợ chồng người chị gái gửi lại 3 đứa cháu để đi làm ở TP.HCM. Ông Chau Sươn - ông ngoại của tụi nhỏ hỗ trợ nuôi dưỡng các cháu: “Nhà có 2 công đất làm không đủ sống nên cho người ta mướn làm. Mấy đứa con đi thành phố làm tháng nó gửi cho 2 – 3 triệu để nuôi 6 đứa cháu ngoại này. Có 3 đứa đã đi học rồi, lớp 3, lớp 7 và 1 đứa mẫu giáo… Tôi không biết có thể lo cho chúng học tới đâu nữa, tôi cũng không có gì để lo. Việc đó cha mẹ nó tự tính”.
Cạnh nhà ông Chau Sươn có 3 ngôi nhà đã khóa ngoài của các hộ gia đình đã di cư hết lên Đồng Nai làm công nhân. Cách đó không xa, bà Neang Rong đã 64 tuổi, đang một thân mình vừa nuôi người chồng tâm thần, còn nuôi 3 đứa cháu cho 2 người con đi làm ở Đồng Nai. “Tôi lo cái ăn cái mặc cho các cháu thôi, thân già yếu đau nhức hoài chắc gì đã lo cho thân mình xong đâu. Học hành thì cha mẹ nó có về lo thì lo, tôi không đưa rước được”, bà Neang Rong chia sẻ.
Bà Neang Rong một thân mình vừa nuôi người chồng tâm thần vừa nuôi các cháu nhỏ
Cứ 10 năm ĐBSCL mất dân số của 1 tỉnh
Chắc chắn rằng tại các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng An Giang, Cà Mau cũng sẽ còn nhiều những xóm làng đìu hiu. Rất nhiều trong số những người đi làm xa sẽ để lại những “khoảnh trống tình thương” và cả nguy cơ “lo không tròn cái chữ” cho thế hệ trẻ như những trường hợp chúng tôi đã đề cập.
Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2023 của VCCI ĐBSCL đã chỉ ra, trong nhiều năm qua, lực lượng lao động tại ĐBSCL liên tục suy giảm số lượng, với xu hướng ngày càng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2012-2022, lực lượng lao động của ĐBSCL đã giảm 8%, trong đó An Giang (-29%) chính là tỉnh đứng đầu; tiếp đến là Sóc Trăng (-17%). Nếu tiếp tục duy trì với tốc độ như vậy, trong khoảng 4 thập kỷ nữa, ĐBSCL sẽ mất một nửa lực lượng lao động so với hiện nay. Quá trình này dẫn đến già hóa dân số, thiếu hụt nguồn lao động và gia tăng áp lực xã hội. Về lâu dài sẽ tác động rất tiêu cực đến sự phát triển của vùng ĐBSCL.
Thực trạng di dân làm vùng ĐBSCL, cứ 10 năm mất đi lực lượng lao động bằng dân số 1 tỉnh
Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI ĐBSCL cho biết, trừ thời điểm ảnh hưởng dịch Covid-19 năm 2021 – 2022 lao động di cư ngược về khoảng nửa triệu người, thì ĐBSCL luôn xảy ra tình trạng di dân. Tính trong khoảng 10 năm từ 2010 – 2020, có khoảng 1,1 triệu người rời ĐBSCL đến các trung tâm công nghiệp, trung tâm đô thị khác.
“Số lượng di cư không chỉ là trước và sau dịch mà đến nay, vẫn còn tình trạng người dân lại tiếp tục đi lên các đô thị, các trung tâm công nghiệp lớn khác. Đây là câu chuyện lặp lại, cho thấy bối cảnh và điều kiện tìm kiếm việc làm và phát triển kinh tế của ĐBSCL đang rất khó khăn. Người dân di cư là đi tìm kế sinh nhai và đi tìm sự tồn tại. Đây là câu chuyện nhức nhối của vùng ĐBSCL trong thời gian qua. Trong bối cảnh cứ 10 năm ĐBSCL sẽ mất đi dân số của 1 tỉnh, các địa phương trong vùng cần thật sự nghiêm túc nhìn nhận thực trạng rất nghiêm trọng này”, ông Lam nhấn mạnh.
Thực trạng “chảy máu”, suy giảm lao động rất đáng báo động ở vùng ĐBSCL, nguy cơ để lại những hệ lụy rất lớn. Trong các hoàn cảnh di cư chúng tôi tiếp xúc, nếu không phải là những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt thì cũng là những nét buồn khó tả của những người thân ở lại. Vậy, tại sao người lao động họ phải tha hương cầu thực, để lại nơi mảnh đất thân thương những người mẹ già đơn chiếc, những trẻ nhỏ bị “khiếm khuyết” tình thương và cả những người vợ đang tuổi thanh xuân lủi thủi một mình? Những vấn đề này sẽ được chúng tôi tiếp tục làm rõ ở bài 2 của loạt bài “ĐBSCL “chảy máu”’ lao động, đau đáu với ước mơ làng quê đáng sống”.
Theo VOV
-
Xã hội1 giờ trướcXyanua dễ dàng mua bán trên mạng, giao nhận thông qua dịch vụ giao hàng với danh nghĩa 'chất tẩy rửa'
-
Pháp luật2 giờ trướcNghệ sỹ trẻ sử dụng ma túy, đó là biểu hiện cho lối sống tha hóa, buông thả. Từ đó, họ đã đánh mất tất cả, từ sự mến mộ của khán giả, tương lai, người thân và bạn bè.
-
Xã hội2 giờ trướcTình trạng ô tô, container đánh võng, lạng lách trên đường, đặc biệt là đường cao tốc rất nguy hiểm.
-
Xã hội2 giờ trướcXe ô tô con chạy tốc độ cao trên đường ở Bình Dương tông vào xe máy và người đi bộ làm một người tử vong, sau đó tiếp tục va chạm với nhiều phương tiện khác trên đoạn đường hơn 3km.
-
Xã hội5 giờ trướcĐể hạn chế tình trạng người dân leo trèo, chạm vào hiện vật, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã chăng dây mềm bảo vệ và bố trí cán bộ túc trực quanh khu vực trưng bày nhắc nhở khách thực hiện đúng nội quy khi thăm quan
-
Xã hội5 giờ trướcN.T.A. (27 tuổi, ở TP Hà Giang) mua pháo về nhà tự chế nhưng không may quả pháo phát nổ khiến nạn nhân tử vong sau khi được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
-
Xã hội5 giờ trướcSau khi bị bắt giữ, từ trại tạm giam, ca sĩ Chi Dân và người mẫu An Tây có lời xin lỗi đến cộng đồng và khuyên giới trẻ, những người làm nghệ thuật đừng dính đến ma túy.
-
Xã hội13 giờ trướcTại thời điểm xảy ra vụ nổ, cả 4 thành viên trong gia đình anh Bế Văn Ch. (SN 1991, xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, Bắc Giang) đều ở nhà, nhưng vợ và 2 con anh Ch. không bị thương. Vụ nổ làm anh Ch. tử vong tại chỗ.
-
Xã hội14 giờ trướcSau khi được công khai tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh, các bên liên quan không đồng ý hòa giải.
-
Xã hội15 giờ trướcThông tin 'cô tiên từ thiện' bị bắt giam khiến nhiều người sững sờ bởi trước đó, cô gái này vốn rất được mến mộ bởi vừa tài giỏi, xinh đẹp lại có tấm lòng nhân hậu.
-
Xã hội16 giờ trướcMở rộng điều tra vụ nhóm tiếp viên hàng không chuyển ma túy từ nước ngoài về Việt Nam, công an đã bắt giữ 'mắt xích' cuối cùng, là những kẻ tiêu thụ, trong đó có ca sĩ Chi Dân, diễn viên kiêm người mẫu An Tây và 'cô tiên từ thiện' Trúc Phương.
-
Thời sự16 giờ trướcCa sĩ Chi Dân, người mẫu - diễn viên ngoại quốc An Tây, "cô tiên từ thiện" Nguyễn Đỗ Trúc Phương cùng bị bắt vì tham gia tiệc ma túy và đã bị khởi tố, tạm giam.
-
Xã hội20 giờ trướcCông an quận Hoàn Kiếm khởi tố 20 bị can liên quan vụ nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu.
-
Xã hội20 giờ trướcSương, Hằng, Bình cùng đứng ra tổ chức, điều hành đường dây số đề hoạt động liên tỉnh với số tiền giao dịch cả trăm triệu đồng mỗi ngày, bị công an bắt giữ.