Người phụ nữ 26 năm ngủ ở nghĩa trang giữa Hà Nội: “Ở đây tôi thấy khỏe hơn”

Suốt 26 năm ngủ và trông nghĩa trang rộng 18.000 mét vuông, với hơn 5000 ngôi mộ, cô Ngọc chưa bao giờ biết đến hai từ "sợ hãi".

Suốt 26 năm ngủ và trông nghĩa trang rộng 18.000 mét vuông, với hơn 5000 ngôi mộ, cô Ngọc chưa bao giờ biết đến hai từ "sợ hãi".

Trông nghĩa trang như một cái duyên

Năm 2019 sắp qua đi, cũng đồng nghĩa với việc cô Nguyễn Thanh Ngọc (60 tuổi) kết thúc năm thứ 30 làm công việc trông nghĩa trang Quán Dền - Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội). Quán Dền là một nghĩa trang “có một không hai” ở Hà Nội không chỉ vì diện tích lên tới 18.000m2 mà số mộ ở đây có đến 5000 ngôi. Nghĩa trang này còn tọa lạc ở khu đất vàng với 3 mặt tiền ở ngã tư Lê Văn Lương - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Tuân.

Người phụ nữ 26 năm ngủ ở nghĩa trang giữa Hà Nội: Ở đây tôi thấy khỏe hơn”-1

Nghĩa trang Quán Dền có 3 mặt tiền và là khu đất vàng của Hà Nội.

Cô Ngọc cho biết, 30 năm trước tại khu vực nghĩa trang Quán Dền các mộ chưa nhiều như bây giờ và mỗi cái ở một nơi. Ngày hai vợ chồng cô Ngọc nhận việc, nơi đây còn hẻo lánh, đường đi lại chỉ là những lối mòn hai người tránh nhau còn khó.

Hồi đó làm gì có tường rào kiên cố như bây giờ, tôi và chồng phải đi vào làng chặt những cây có gai sắc nhọn về buộc quanh nghĩa trang để làm hàng rào. Mới ngày nào mà nay đã 30 năm rồi”, cô Ngọc kể lại.

Người phụ nữ 26 năm ngủ ở nghĩa trang giữa Hà Nội: Ở đây tôi thấy khỏe hơn”-2

Cô Ngọc chia sẻ cô làm công việc này như một cái duyên.

Theo cô Ngọc, việc trông nghĩa trang đến với cô như một cơ duyên, bởi gia đình nhà chồng có người thân cũng an táng ở đây. “Ngày ấy khi ra thắp hương cho người thân, tôi thấy không có người trông coi nên quyết định nói với mọi người sẽ nhận trông nghĩa trang này. Lúc đầu mọi người nghĩ vợ chồng tôi nói đùa, nhưng sau khi thấy tôi đặt vấn đề nghiêm túc thì mọi người đồng ý vì ai cũng muốn nơi người thân mình an nghỉ được dọn dẹp sạch sẽ”, cô Ngọc chia sẻ.

Ở nghĩa trang nhưng chưa bao giờ biết sợ

Suốt 30 năm qua, công việc chính của cô Ngọc là quét dọn nghĩa trang và hương khói cho những người đã mất vào ngày rằm, mùng 1 (âm lịch). Ngoài ra, cô còn tranh thủ bán hàng nước ở cổng và bán hoa, đồ lễ cho những ai muốn vào nghĩa trang thắp hương.

Người phụ nữ 26 năm ngủ ở nghĩa trang giữa Hà Nội: Ở đây tôi thấy khỏe hơn”-3

Người phụ nữ 26 năm ngủ ở nghĩa trang giữa Hà Nội: Ở đây tôi thấy khỏe hơn”-4

Ngoài trông coi nghĩa trang cô Ngọc còn bán đồ lễ thắp hương và quán nước.

Dù có nhà đàng hoàng nhưng ngày cô bắt đầu nhận công việc này cũng là lúc cô dọn hẳn ra nghĩa trang sinh sống. Nơi cô ở là nhà chờ nghỉ của nghĩa trang. 30 năm làm quản trang, cô Ngọc ăn ở trong nghĩa trang Quán Dền 26 năm tròn. 4 năm gần đây do xung quanh xây nhà cao tầng, xe đi lại nườm nượp nên đêm cô Ngọc về nhà ngủ, sáng hôm sau lại ra sớm.

Cô cho biết, trước kia khi mới về ở nghĩa trang còn chưa có điện lưới, chưa có nhà chờ như bây giờ. Hàng đêm, cô phải thắp đèn dầu và làm chăn bông kiếm thêm thu nhập ở gần nơi thắp hương cho thần linh. Với người khác ai cũng sợ hết hồn, nhưng với cô từ ngày đầu cho đến bây giờ cô chưa bao giờ biết sợ.

Người phụ nữ 26 năm ngủ ở nghĩa trang giữa Hà Nội: Ở đây tôi thấy khỏe hơn”-5

Một góc nghĩa trang Quán Dền - Thanh Xuân - Hà Nội.

Người phụ nữ 26 năm ngủ ở nghĩa trang giữa Hà Nội: Ở đây tôi thấy khỏe hơn”-6

Quầy hàng nhỏ và khu nhà cấp 4 nơi cô Ngọc ở gần 30 năm.

“Suốt quá trình ở đây chỉ có hai lần tôi nằm mơ thấy có người về báo mộng, nhưng chỉ là mộng đẹp chứ chẳng ai dọa dẫm gì. Tôi nghĩ rằng mình không làm gì sai, mình làm vì cái tâm của mình thì sao phải sợ, khéo còn được phù hộ ấy chứ”, cô Ngọc vừa cười vừa chia sẻ.

Thậm chí, người phụ nữ ở ngoài nghĩa trang còn cảm thấy khỏe khoắn, thoải mái hơn là ở nhà. Chính vì thế mà hai người con của cô Ngọc chưa bao giờ khuyên mẹ về nhà hay từ bỏ công việc này. “Các con tôi chỉ bảo mẹ làm gì cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh là chúng con ủng hộ. Mà ở đây tôi khỏe hơn ở nhà thật, trước có đợt về nhà một thời gian tôi ốm liệt giường, còn ra đây thì chẳng bao giờ ốm cả”, nữ quản trang nói.

Người phụ nữ 26 năm ngủ ở nghĩa trang giữa Hà Nội: Ở đây tôi thấy khỏe hơn”-7

Mỗi khi có gia đình nhờ làm lễ cô Ngọc lại chụp ảnh gửi lại cho gia đình họ.

Xã hội ngày càng phát triển, người làm nghề quản trang như cô Ngọc cũng vất vả hơn. Bởi nhiều người không về thắp hương cho người thân được nên đã nhờ cô thắp hương ngày đầu và giữa tháng. Khi đó, cô Ngọc phải chuẩn bị lễ, thắp hương xong rồi chụp ảnh gửi cho họ, vì đôi khi không nhìn thấy hình ảnh mọi người không tin.

Dù đã đến tuổi 60, nhưng cô Ngọc cho biết mình sẽ tiếp tục làm công việc này cho đến khi nào mọi người không cần nữa hoặc không còn đủ sức khỏe thì mới nghỉ.

Theo Khám phá

Xem link gốc Ẩn link gốc http://khampha.vn/tin-tuc-viet-nam/nguoi-phu-nu-26-nam-ngu-o-nghia-trang-giua-ha-noi-o-day-toi-thay-khoe-hon-c17a749251.html

trông nghĩa trang


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.