Phân định trách nhiệm vụ Mazda3 cháy khi đậu trên vỉa hè

Nếu người đàn ông đốt đống cành cây khô bị bệnh tâm thần thì không chịu trách nhiệm hình sự...

Mới đây, một người đàn ông đã châm lửa đốt đống cành cây khô trên vỉa hè đường Mai Trung Thứ, phường Đằng Hải, quận Hải An (TP Hải Phòng).

Phân định trách nhiệm vụ Mazda3 cháy khi đậu trên vỉa hè- Ảnh 1.

Hiện trường vụ việc.

Đống lửa cháy lan sang ô tô Mazda3 mang biển số TP Hải Phòng của anh P. (ngụ quận Ngô Quyền) đỗ gần đó gây thiệt hại khoảng 100 triệu đồng.

Bước đầu xác định người đàn ông đốt lửa mắc bệnh tâm thần, thường xuyên đốt rác, cây khô trên vỉa hè.

Một số bạn đọc thắc mắc tình huống như trên thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường?

Trao đổi với Báo Người Lao Động, luật sư Trần Thị Thanh Thảo (Giám đốc Công ty Luật TNHH Thảo Trần) cho biết thông tin ban đầu nhận thấy người đàn ông châm lửa nhằm mục đích đốt đống cành cây khô trên vỉa hè, không nhằm mục đích châm lửa để hủy hoại chiếc ô tô.

Tuy nhiên, thiệt hại đã đủ yếu tố cấu thành tội "Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản" theo quy định tại điều 180 Bộ luật hình sự, có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. 

Tuy nhiên, để khởi tố thì cần xác minh để làm rõ liệu người đàn ông châm lửa đốt cây có bị tâm thần hay không, có khả năng nhận thức, làm chủ về hành vi của mình hay không? 

Trường hợp người đàn ông mắc bệnh tâm thần, theo Điều 21 Bộ luật Hình sự quy định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, căn cứ vào vụ việc, cơ quan tố tụng cần phải tiến hành các thủ tục để giám định tâm thần đối với người đàn ông. 

Đối với trách nhiệm dân sự, người đại diện hợp pháp của người tâm thần sẽ phải thay người phạm tội chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự cho nạn nhân, gia đình của nạn nhân.

Bênh cạnh đó, trường hợp chủ xe đã mua bảo hiểm thì cháy là rủi ro cơ bản được bảo hiểm nên chủ xe đương nhiên được bồi thường.

Lưu ý, một số công ty bảo hiểm không bảo hiểm cho hành vi ác ý, cố tình phá hoại của người khác. Tuy nhiên, vụ việc trên không phải là hành vi cố tình phá hoại, chủ động đốt xe, nên bảo hiểm vẫn có trách nhiệm bồi thường.

Ngoài ra, nếu đúng người đàn ông đốt cành cây này bị tâm thần thì sẽ không có năng lực hành vi. Lúc đó, công ty bảo hiểm không thể được thế quyền chủ xe để đòi người đàn ông này bồi thường thiệt hại cho công ty bảo hiểm.

Theo Người lao động

Xem link gốc Ẩn link gốc https://nld.com.vn/phan-dinh-trach-nhiem-vu-mazda3-chay-khi-dau-tren-via-he-196241023080521167.htm

cháy xe ô tô


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.