Phép màu đến với bé trai 4 tuổi mù một mắt, luôn hỏi mẹ ngây ngô: "Con không thấy đường, mẹ có bỏ con không?"

Mắc phải chứng bệnh mắt nhỏ bẩm sinh, bé trai 4 tuổi ngây ngô hỏi mẹ: "Lỡ sau này con không nhìn thấy đường, bố mẹ có bỏ con không" gây xúc động.

Mắc phải chứng bệnh mắt nhỏ bẩm sinh nhưng không có tiền chữa trị, bé trai 4 tuổi ngây ngô hỏi mẹ: "Lỡ sau này con không nhìn thấy đường, bố mẹ có bỏ con không" gây xúc động. Ngay sau khi chúng tôi đăng tải bài viết, "phép màu kỳ diệu" đã đến với em.

Ngày 25/10, sau một tuần đăng tải bài viết: "Bé trai 4 tuổi bị mù một bên mắt ngây ngô hỏi mẹ: "Lỡ con không thấy đường, bố mẹ có bỏ con không?", trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Diệu Hiền (28 tuổi, ngụ ấp Phiêu, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) cho biết có rất nhiều người gọi điện hỏi thăm, nhận chữa bệnh về mắt cho bé Trần Phước Thịnh (4 tuổi, con trai chị Hiền).

Phép màu đến với bé trai 4 tuổi mù một mắt, luôn hỏi mẹ ngây ngô: Con không thấy đường, mẹ có bỏ con không?-1

Niềm hạnh phúc đã đến với hai mẹ con bé Thịnh khi nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ mọi người.

Phép màu đến với bé trai 4 tuổi mù một mắt, luôn hỏi mẹ ngây ngô: Con không thấy đường, mẹ có bỏ con không?-2

Thịnh rất hiếu động, em hay cười tít mắt mỗi khi mẹ vui đùa.

"Em mừng quá, không biết nói gì hết khi mọi người gởi lời hỏi thăm, động viên bé Thịnh cố gắng. Có người còn hứa sẽ dẫn bé Thịnh đi gặp các bác sĩ người nước ngoài để chữa bệnh cho bé nữa. Cũng vì trước giờ không có tiền nên một bên mắt của bé mờ dần, không còn thấy đường như trước. Em chỉ hi vọng có thể giữ lại ánh sáng cho con, đừng bắt thằng bé bị mù, tội nghiệp lắm", chị Hiền nghẹn ngào nói.

Theo chị Hiền, số tiền trong tài khoản mà chị nhận được đã hơn 50 triệu đồng từ rất nhiều mạnh thường quân. Đặc biệt, về bệnh tình của bé Thịnh, đã có một số mạnh thường quân hứa sẽ đưa bé đi điều trị miễn phí, giúp giữ lại ánh sáng cho Thịnh.

Phép màu đến với bé trai 4 tuổi mù một mắt, luôn hỏi mẹ ngây ngô: Con không thấy đường, mẹ có bỏ con không?-3

Mỗi ngày, chị Hiền vẫn tập cho Thịnh bước đi.

Phép màu đến với bé trai 4 tuổi mù một mắt, luôn hỏi mẹ ngây ngô: Con không thấy đường, mẹ có bỏ con không?-4

Ước mơ lớn nhất của chị là có thể giữ lại ánh sáng cho Thịnh.

"Em chỉ mong Thịnh sớm được chữa bệnh thôi chứ nhìn con mỗi ngày đi không vững, mắt mờ dần là em chỉ biết ôm con khóc. Thằng bé hiếu động, muốn đi học lắm mà bệnh tật như vậy, có ai dám nhận giữ nó đâu", chị Hiền rớt nước mắt.

Theo chị Hiền, khi Thịnh vừa chào đời đã mắc phải chứng bệnh mắt to, mắt nhỏ. Ban đầu, chị cứ nghĩ là bệnh trẻ nhỏ, lớn lên sẽ khỏi nhưng càng lớn, bệnh về mắt của Thịnh càng nặng, con mắt phải giờ đã mù, riêng mắt trái nhỏ xíu của em cũng bị hạn chế về tầm nhìn. Ngoài chứng bệnh về mắt, Thịnh còn bị bệnh dãn não, chậm phát triển nên khi giao tiếp, nói chuyện không được lanh lẹ như những đứa trẻ bằng tuổi khác.

Phép màu đến với bé trai 4 tuổi mù một mắt, luôn hỏi mẹ ngây ngô: Con không thấy đường, mẹ có bỏ con không?-5

Thịnh muốn được đi học nhưng vì bệnh tật, em chưa thể cắp sách đến trường.

Phép màu đến với bé trai 4 tuổi mù một mắt, luôn hỏi mẹ ngây ngô: Con không thấy đường, mẹ có bỏ con không?-6

Thịnh hay lên co giật và bệnh dãn não bẩm sinh.

Dù chị Hiền đã đưa bé Thịnh đi khám và chữa bệnh ở quê nhưng bệnh tật vẫn không giảm. Do không thấy rõ đường, lại hiếu động nên Thịnh hay té ngã khi di chuyển, đến khi đi học thì lên cơn co giật nên cô giáo sợ không dám nhận giữ Thịnh.

Trước câu hỏi ngây thơ của Thịnh: "Mẹ ơi, sao mẹ cho con đi học có một tuần rồi ở nhà hoài vậy. Có phải con không thấy đường nên mẹ cho con nghỉ học không? Con muốn đi học chữ với các bạn trong lớp... Lỡ sau này con không thấy đường, bố mẹ có bỏ con không?", chị Hiền chỉ dám cầu mong một phép màu đến với gia đình để Thịnh có cơ hội chữa bệnh, duy trì ánh sáng rồi được đi học trở lại.

Phép màu đến với bé trai 4 tuổi mù một mắt, luôn hỏi mẹ ngây ngô: Con không thấy đường, mẹ có bỏ con không?-7

Đứa em út của Thịnh chỉ mới 1 tuổi.

Phép màu đến với bé trai 4 tuổi mù một mắt, luôn hỏi mẹ ngây ngô: Con không thấy đường, mẹ có bỏ con không?-8

Mỗi ngày, Thịnh đều lấy cặp sách ra chờ mẹ dẫn đến trường nhưng không được.

"Cứ mỗi lần thấy thằng bé nheo mắt, cố tìm lấy một vật nào đó, tập tễnh bước đi em chỉ biết ôm con mà khóc. Em không biết làm cách nào để chữa bệnh cho con cả, giờ thì được mọi người giúp đỡ, thằng bé có cơ hội được lên TP.HCM để khám bệnh, chữa trị bởi bác sĩ nước ngoài. Em chỉ mong giữ lại ánh sáng cho con trai của mình, khó khăn mấy cũng chịu được", chị Hiền tâm sự.

Ngồi trên chiếc giường tre ọp ẹp, Thịnh ôm choàng lấy mẹ, cố nhíu đôi mắt lờ mờ rồi thỏ thẻ với mẹ, nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt của em khi nghe mẹ nói sẽ cho đi TP.HCM chữa bệnh rồi đến lớp với thầy cô, bạn bè.

Phép màu đến với bé trai 4 tuổi mù một mắt, luôn hỏi mẹ ngây ngô: Con không thấy đường, mẹ có bỏ con không?-9

Sắp tới, Thịnh sẽ được các bác sĩ nước ngoài khám bệnh miễn phí nhờ sự giúp đỡ của các mạnh thường quân.

Phép màu đến với bé trai 4 tuổi mù một mắt, luôn hỏi mẹ ngây ngô: Con không thấy đường, mẹ có bỏ con không?-10

Hi vọng phép màu sẽ đến với Thịnh để em có thể nhìn thấy rõ được mọi vật xung quanh.

Có lẽ đối với Thịnh, việc được đi học trở thành niềm ao ước lớn nhất của em khi suốt 4 năm qua, cuộc sống của em chỉ gói gọn trong căn nhà nhỏ với bố mẹ, ông bà. Hi vọng với những sự giúp đỡ từ mọi người, cơ hội duy trì ánh sáng, chữa khỏi bệnh về mắt sẽ đến với Thịnh. Để từ đó, phép màu một lần nữa lại xuất hiện, vun vén cho ước mơ được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, đi học chữ trở thành hiện thực.

Một lần nữa, xin thay mặt gia đình bé Thịnh, xin chân thành cảm ơn quý độc giả gần xa đã quan tâm, giúp đỡ em chữa bệnh.

Theo Thời đại


mù mắt

phép màu

bẩm sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.