Vụ giám đốc sát hại nữ kế toán: Người nước ngoài giết người ở Việt Nam có thể lĩnh án tử hình

Liên quan đến vụ sát hại dã man nữ kế toán đang mang bầu tại Bình Dương, nghi phạm người nước ngoài đã bị bắt giữ. Vậy theo quy định, người nước ngoài giết người tại Việt Nam có phải đối diện án tử hình?

Công an phường Phù Đổng (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã phát hiện Yang Zhong Wu đang trốn trên địa bàn phường nên đã tiến hành bắt giữ.

Đối tượng Yang Zhong Wu (sinh năm 1976, quốc tịch Trung Quốc) - nghi phạm trong vụ sát hại nữ kế toán đang mang bầu tại Bình Dương đã bị Công an phường Phù Đổng (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) bắt giữ khi đang trốn tại địa bàn. Hiện, Công an tỉnh Bình Dương làm các thủ tục để di lý nghi phạm gây án.

Yang Zhong Wu là giám đốc công ty V (phường Khánh Bình), còn nạn nhân là chị Lý Thị M (sinh năm 1993, trú tại Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên) - kế toán của công ty này. Trước đó Yang Zhong Wu đã có nhiều mâu thuẫn trong công việc với chị M.

Chiều 29-3, nhân viên công ty phát hiện chị Lý Thị M tử vong với nhiều vết dao đâm trên cơ thể tại công ty nên báo công an.

Vụ giám đốc sát hại nữ kế toán: Người nước ngoài giết người ở Việt Nam có thể lĩnh án tử hình-1

Zang Zhong Wu bị bắt giữ khi đang trốn tại Thành phố Pleicu

Về trách nhiệm pháp lý của người nước ngoài khi thực hiện hành vi giết người tại Việt Nam, luật sư Nguyễn Thị Thu – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, Điều 5 BLHS 2015 sửa đổi quy định, BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó.

Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Như vậy, nếu người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam nhưng không thuộc trường hợp được miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong đó, hành vi giết người tại Việt Nam sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người.

Điều 123 BLHS 2015 quy định, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp: Giết 2 người trở lên; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Có tính chất côn đồ; Vì động cơ đê hèn… thì bị phạt tù từ 12-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Mặt khác, với người nước ngoài phạm tội, BLHS 2015 còn quy định một hình phạt riêng là trục xuất. Đây có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam, buộc người phạm tội phải rời khỏi Việt Nam trong thời hạn nhất định (theo Điều 37).

Trường hợp quốc gia có công dân phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam có văn bản yêu cầu dẫn độ người nước ngoài về nước để xử lý thì tùy từng tình huống cụ thể mà cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tại Việt Nam đồng ý hoặc không đồng ý dẫn độ - luật sư Thu nhấn mạnh.

 Theo An Ninh Thủ Đô

Xem link gốc Ẩn link gốc https://anninhthudo.vn/vu-giam-doc-sat-hai-nu-ke-toan-nguoi-nuoc-ngoai-giet-nguoi-o-viet-nam-co-the-linh-an-tu-hinh-post535501.antd

sát hại


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.