- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ăn lương tối thiểu khó kiếm người yêu
Với mức lương tối thiểu 3 triệu đồng, chưa đủ trang trải những nhu cầu tối thiểu, không dám nghĩ tới giao lưu, giải trí... khiến nhiều bạn trẻ gần như không dám nghĩ chuyện yêu đương, gia đình.
Với mức lương tối thiểu 3 triệu đồng, chưa đủ trang trải những
nhu cầu tối thiểu, không dám nghĩ tới giao lưu, giải trí... khiến nhiều
bạn trẻ gần như không dám nghĩ chuyện yêu đương, gia đình.
Khang tâm sự, sau khi tốt nghiệp loại ưu được giữ lại trường làm giảng viên cả nhà mừng lắm, nhưng bố mẹ ở quê chắc chẳng bao giờ có thể tưởng tượng được cuộc sống của một giảng viên đại học được nhiều người ngưỡng mộ lại trật vật như vậy. Hồi mới được nhận về trường lương của mình là hơn 2 triệu, đến bây giờ mức lương ấy cũng mới chỉ ở mức trên dưới 3 triệu. Nay được tham gia thêm các chương trình, có thêm thu nhập nhưng so với thời giá cũng không thấm vào đâu.
Sau cùng, Đạt và những người cùng cảnh ngộ rút ra kết luận rằng: “Với mức lương tối thiểu thì khó có thể có người yêu chứ đừng nói đến lập gia đình.
Theo VEF
Bạn Lê Văn Thọ, 22 tuổi học xong ở lại Hà Nội làm việc. Biết rằng, cuộc
sống ban đầu sẽ có nhiều khó khăn nhưng Thọ hy vọng cuộc sống sẽ ngày
càng khá hơn hơn. Tuy nhiên, với 2 năm ròng ăn mức lương 3 triệu
đồng/tháng, các khoản bổ sung cũng chỉ được thêm 1 triệu khiến Thọ cảm
thấy cuộc sống ngày càng tệ hơn trước đây.
Hàng tháng lĩnh lương xong trả tiền thuê nhà hết 1.000.000 đồng, tiền
điện, nước, ga hết 500.000 đồng/tháng, tiền xăng xe hết 500.000 đồng…
rồi đủ thứ xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, sửa xe, cắt tóc… đấy là
chưa kể đến tiền ăn cũng phải 2 triệu mỗi tháng khiến cho Thọ luôn quay
cuồng vì thiếu thốn.
Đấy là chưa kể tháng nào mà nhiều đám cưới, sinh nhật coi như thiếu nặng phải vay mươn vay cầu chi viện từ nhà. Tháng này qua tháng khác, Thọ chưa bao giờ dư ra được một khoản để sắm lấy một món đồ ra hồn.
Thọ kể, mỗi lần muốn về quê mình cũng phải dành dụm mấy tháng mới đủ
tiền đi lại và trang trải trong mấy ngày về thăm nhà. Lo nhất là những
lúc ốm đau mà phải vào viện thì không biết lấy tiền đâu ra. Đặc biệt,
với thu nhập hiện nay thì chả dám nghĩ đến giao lưu, du lịch cùng bàn
bè, việc đi lại thăm thú cũng hạn chế tối đa. Thời gian dư ra thì tranh
thủ làm thêm đủ thứ ở văn phòng người nhờ.
Vì thế, cuộc sống cứ chỉ bó gọn trong văn phòng từ sáng đến chiều và trong căn nhà 15 mét vuông từ chiều đến tối. Suốt 3 năm lên Hà Nội mà chả dám nghĩ đến chuyện kết bạn, yêu đương vì tiền rủ bạn gái đi uống nước còn không có nói gì đến yêu đương hẹn hò. Thậm chí, đã có mấy lần quen biết mấy bạn gái nhưng cứ nghĩ đến thu nhập mà ngại không dám đến tương lai.
Cùng cảnh ngộ với Thọ, Tuấn Khang cũng có mức thu nhập xấp xỉ 3 triệu đồng một tháng. Khang đang là Thạc sỹ và hiện đang là giảng viên một trường đại học ở trung tâm Hà Nội. Dạy thêm, tham gia các thể loại ngiên cứu đề tài, Khang cũng chỉ bổ sung được hơn 1 triệu mỗi tháng. Và điểm tương đồng của hai bạn trẻ này là lương không đủ sống nên chưa dám nghĩ đến chuyện kiếm người yêu.Khang tâm sự, sau khi tốt nghiệp loại ưu được giữ lại trường làm giảng viên cả nhà mừng lắm, nhưng bố mẹ ở quê chắc chẳng bao giờ có thể tưởng tượng được cuộc sống của một giảng viên đại học được nhiều người ngưỡng mộ lại trật vật như vậy. Hồi mới được nhận về trường lương của mình là hơn 2 triệu, đến bây giờ mức lương ấy cũng mới chỉ ở mức trên dưới 3 triệu. Nay được tham gia thêm các chương trình, có thêm thu nhập nhưng so với thời giá cũng không thấm vào đâu.
Cũng từ quê lên Hà Nội, phải thuê trọ nên cuộc sống và chi tiêu của
Khang không khác Thọ là mấy, duy chỉ có một điều là Thọ làm cho DN còn
được “bao” ăn trưa, Khang thì phải phải tự túc cả ba bữa.
Khang kể, có tháng tiền lương còn không đủ những chi phí tối thiểu nên
chẳng bao giờ dám nghĩ đến chuyện vui chơi hay tụ tập bạn bè.
Cách đây nửa năm, có một cô sinh viên do Khang hướng dẫn tốt nghiệp đem
lòng yêu thày. Hai thày trò đi chơi với nhau vài lần nhưng rồi cũng
chẳng đi đến đâu vì Khang bảo “học trò rủ đi picnic mà thày còn không đủ
tiền chi phí thì ngại lắm. Đi với nhau vài lần mình cố tình giãn ra cho
đỡ ngại.”
May mắn hơn, Tiến Đạt, 25 tuổi, làm việc trong một cơ quan nhà nước cũng
với mức lương quanh quẩn 3 triệu đồng lại có phần may mắn hơn. Bởi Đạt
đã có người yêu 2 năm nay. Cũng là người trẻ, làm việc xa quê nên cả hai
rất thông cảm với hoàn cảnh của nhau.
“Tiền ít, những cuộc hẹn hò của tôi với bạn gái cũng được thiết kế theo
kiểu lãng mạn mà tiết kiệm nhất như nắm tay dạo phố hay lang thang công
viên. Được cái người yêu tôi cũng thấu hiểu cho cuộc sống không lấy gì
làm dư giả bạn trai. Suốt 2 năm yêu nhau, nhiều lúc, tôi ái ngại vì
không đưa nổi người yêu vào nhà hàng ăn một bữa ngon. Tôi cũng chưa từng
mua cho cô ấy món đồ gì quá năm trăm ngàn đồng”.
Yêu thì còn dễ thông cam nhưng cưới xin, lập gia đình lại là cả một nỗi
lo của Đạt. Và điều lo ngại cũng đến khi gia đình Thu giục hai người tổ
chức đám cưới.
Bàn chuyện cưới xin, bố mẹ Đạt đồng ý hết nhưng khi đặt câu hỏi “Cưới
rồi thì lấy tiền đâu nuôi vợ nuôi, sinh con chứ bố mẹ ở quê không giúp
được gì đâu” khiến Đạt vã cả mồ hôi.
Đạt tâm sự, biết gia đình sẽ không hỗ trợ gì trong chuyện “trăm năm”,
đồng lương thì ba cọc ba đồng làm sao lo nổi đám cưới trong nay mai, Đạt
khổ tâm xin phép gia đình Thu thông cảm chờ thêm vài năm nữa để chuẩn
bị cho chu đáo. Nhưng gia đình Thu tuyên bố “năm nay mà không cưới thì
chia tay”.
Sau lần đó, hai người cũng bớt quấn quít hơn xưa và sau 3 tháng Đạt nhận
được thiệp cưới của Thu, Thu cưới một anh hơn cô 10 tuổi, là trưởng
phòng một doanh nghiệp lớn, về sự lãng mạn trong tình yêu thì không bằng
Đạt nhưng về sự nghiệp và tiền bạc và khả năng lo cho vợ con thì chắc
chắn là hơn nhiều.
Đạt sốc nhưng chẳng biết trách ai, chỉ trách mình, trách đồng lương bèo
bọt không lo nổi cho bản thân nói gì đến chuyện lập gia đình.
Sau cùng, Đạt và những người cùng cảnh ngộ rút ra kết luận rằng: “Với mức lương tối thiểu thì khó có thể có người yêu chứ đừng nói đến lập gia đình.
Theo VEF
-
Yêu10 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu17 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu1 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu1 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu1 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu2 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu2 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu2 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu2 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu2 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu3 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu3 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu3 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!
-
Yêu3 ngày trướcLy hôn, người vợ mới ngỡ ngàng phát hiện 'quỹ đen' khủng của người chồng...