- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
“Án oan”... giang mai
Nhiều người bỗng dưng “được” bác sĩ xét nghiệm, kết luận mắc giang mai, khiến họ sốc, căng thẳng, ngờ vực cuộc sống hôn nhân. “Án oan” này là hậu quả của việc xét nghiệm, chẩn đoán bệnh tùy tiện.
Nhiều người bỗng dưng “được” bác sĩ xét nghiệm, kết luận mắc giang mai, khiến họ sốc, căng thẳng, ngờ vực cuộc sống hôn nhân. “Án oan” này là hậu quả của việc xét nghiệm, chẩn đoán bệnh tùy tiện.
Từ... trên trời rơi xuống
Mang thai được ba tháng, chị L.K.L. (25 tuổi, giáo viên, ngụ Q.11, TP.HCM) đi khám thai định kỳ ở một phòng khám đa khoa. Bác sĩ (BS) cho chị tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục, trong đó có xét nghiệm máu tìm bệnh giang mai bằng que thử TP syphilis (hình thức kiểm tra nhanh như que thử thai). Vài phút sau lấy máu, chị L. bất ngờ nghe BS chẩn đoán mình bị giang mai.
Ảnh minh họa |
BV Từ Dũ đã chuyển chị L. qua BV Da liễu để kiểm tra lại. Khi tiếp nhận ca bệnh, BS Mai Thu Đường, Trưởng khoa Lâm sàng 3 BV Da liễu khuyên chị L. nên đưa chồng đến xét nghiệm. Chồng chị L. khẳng định anh đã điều trị bệnh giang mai từ lâu và từ khi lấy vợ, hai năm nay anh không có “quan hệ” bên ngoài.
Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp tìm kháng thể giang mai dưới kính hiển vi VDRL cho thấy chồng chị L. không mắc bệnh. Cũng theo kết quả xét nghiệm của BV Da liễu, chị L. không hề bị giang mai.
Tương tự, anh N.D.T. (30 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM) đi khám do cơ thể phát ban dạng vảy phấn hồng. Tại một phòng khám tư, BS thử máu cho anh bằng que TP syphilis, chẩn đoán anh bị giang mai giai đoạn hai. Anh cho biết, chưa bao giờ mắc bệnh lây qua đường tình dục, chưa lập gia đình nhưng có một bạn tình và quan hệ tình dục lần cuối cùng với bạn tình cách đây ba tháng. Lo sợ, anh tìm tới Khoa Khám bệnh, BV Da liễu. Tại đây, các BS cho anh xét nghiệm lại bằng cả hai phương pháp là tìm kháng thể giang mai dưới kính hiển vi VDRL và phản ứng ngưng kết hồng cầu TPHA. Cả hai xét nghiệm đều cho thấy anh T. " vô can".
Tréo ngoe kỹ thuật xét nghiệm
Cử nhân Nguyễn Đắc Tuấn, phòng xét nghiệm BV Da liễu phân tích: Hiện nay, xét nghiệm giang mai có đến bốn kỹ thuật gồm: VDRL, RPR, TP syphilis và TPHA. Mục tiêu của xét nghiệm bằng que thử TP syphilis và phản ứng ngưng kết hồng cầu TPHA là giúp BS biết được bệnh nhân có mắc bệnh giang mai hay không, nhưng lại không xác định được là mới mắc hay từng mắc bệnh trong quá khứ và đã được điều trị khỏi. Việc phân biệt này quan trọng vì người mới mắc giang mai sẽ dễ lây cho người khác hơn mắc lâu.
Trong hai kỹ thuật này thì việc xét nghiệm bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu TPHA có tính đặc hiệu nên việc chẩn đoán bệnh chuẩn xác hơn. Riêng phương pháp xét nghiệm bằng que thử TP syphilis sẽ cho kết quả xét nghiệm trong vòng năm phút, nhưng vì có độ nhạy cao nên khả năng cho kết quả sai cũng cao. Thế nhưng do giá rẻ, ít mất công sức nên nhiều phòng mạch tư và một số cơ sở y khoa thường lựa chọn kỹ thuật này để chẩn đoán.
Để khắc phục nhược điểm của hai kỹ thuật trên, các BS dùng biện pháp tìm kháng thể giang mai dưới kính hiển vi bằng máy lắc tròn VDRL và xét nghiệm bằng mẫu giấy hóa chất, được xem bằng mắt thường RPR. Giữa hai kỹ thuật này thì việc xét nghiệm bằng kính hiển vi VDRL có độ chính xác cao hơn. Thế nhưng hiện nay, một số cơ sở xét nghiệm không trung thực, khi BS chỉ định một đằng thì họ lại làm một nẻo. Cụ thể, BS chỉ định xét nghiệm dưới kính hiển vi thì phòng khám lại cho thử bằng mẫu giấy hóa chất hay que thử, nhưng lại ghi trên giấy xét nghiệm là dùng phương pháp kính hiển vi VDRL.
Với những cơ sở thực sự xét nghiệm bằng kính hiển vi VDRL, khi trả kết quả xét nghiệm, nếu bệnh nhân mắc bệnh thì giấy xét nghiệm phải ghi được cụ thể định lượng kháng thể giang mai. Điều này sẽ xác định được bệnh đang trong giai đoạn hoạt động hay đã chữa khỏi. Còn những trường hợp chỉ nghi ngờ hoặc không rõ ràng thì phải làm thêm kỹ thuật phản ứng ngưng kết hồng cầu TPHA để kiểm tra lại các xét nghiệm trước đó.
Giang mai liên quan đến vấn đề tình dục, là bệnh nhiễm trùng, có biểu hiện phát ban đỏ, thường trong lòng bàn tay, bàn chân, nhiều nơi khác; nổi hạch ở nách, cổ. Ở giai đoạn mới mắc, vi khuẩn giang mai còn hoạt động mạnh nên dễ lây lan. Đến giai đoạn tiềm ẩn, bệnh thường không có triệu chứng và hiếm lây hơn. Việc điều trị giang mai hiện nay dễ dàng. Giai đoạn đầu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển, gây các bệnh ở xương khớp, tim mạch, thần kinh, tủy sống. Ở thai phụ mắc bệnh mà không điều trị, có thể lây cho thai nhi. Trẻ sinh ra có thể mắc bệnh giang mai, viêm xương, viêm khớp, hở môi hàm ếch, chẻ vòm hầu, chậm phát triển trí não, nổi bóng nước ngoài da, viêm gan. |
TheoPhunuonline
-
Yêu7 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu13 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu1 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu1 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu1 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu2 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu2 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu2 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu2 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu2 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu3 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu3 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu3 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!
-
Yêu3 ngày trướcLy hôn, người vợ mới ngỡ ngàng phát hiện 'quỹ đen' khủng của người chồng...