- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bức ảnh các nàng dâu quỳ gối rửa chân cho mẹ chồng bị nhiều dân mạng phản đối
Bức ảnh hàng chục nàng dâu quỳ hoặc ngồi trên đất rửa chân cho mẹ chồng muốn truyền thông điệp về chữ hiếu nhưng lại nhận về nhiều lời chỉ trích, phản đối.
Bức ảnh được chụp tại quảng trường ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, cho thấy hàng chục nàng dâu trẻ ngồi bệt trên sàn, rửa chân cho mẹ chồng ngồi trên ghế cao. Hình ảnh sự kiện này cũng được đài truyền hình địa phương chia sẻ với tiêu đề: "Chúng tôi là một gia đình hòa thuận".
Theo lãnh đạo địa phương, đây là sự kiện đề cao đức tính hiếu thảo, giáo dục những người trẻ lòng biết ơn cha mẹ và người thân lớn tuổi.
Bức ảnh các nàng dâu rửa chân cho mẹ chồng gây bão mạng Trung Quốc
Tuy nhiên, các sự kiện kiểu này bị nhiều người phản đối công khai trên các diễn đàn trực tuyến. Theo họ, đây là tập tục lỗi thời, thể hiện sự giả tạo và cần loại bỏ trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, nhiều người trẻ tuổi cho rằng việc rửa chân và quỳ lạy trở nên khó chấp nhận trong đời sống ngày nay.
"Hồi còn học cấp 2, tôi rất ghét khi bị thầy cô giáo yêu cầu rửa chân cho bố mẹ. Tại sao không phải rửa mặt hoặc gội đầu? Tại sao cứ phải là bàn chân?", sinh viên Cao Youyou ở Thượng Hải nói. Theo anh, xã hội nên ngừng cổ vũ những cách thức này. "Chúng tôi yêu bố mẹ, nhưng chúng tôi có thể thể hiện tình cảm ấy theo những cách khác".
Năm 2011, Zhu Dake, giáo sư Đại học Tongji, Thượng Hải, người nổi tiếng trong lĩnh vực lịch sử văn hóa Trung Quốc, cũng công khai chỉ trích những nghi lễ này. Ông viết: "Bất kỳ hành động quỳ lạy nào cũng biến lòng biết ơn thành sự tuân phục. Những biểu hiện này của sự tôn kính mâu thuẫn với các giá trị của tự do và bình đẳng. Về bản chất, nó không liên quan gì đến tình yêu thương".
Theo giáo sư, sự cung kính tuyệt đối trong gia đình là nền tảng để triều đình phong kiến xưa tạo ra những thần tử ngoan ngoãn, điều này nên bị loại bỏ trong xã hội hiện đại.
Vài thập kỷ qua, rất nhiều sự kiện rửa chân được tổ chức trên khắp Trung Quốc với mục đích đề cao danh dự và sự tôn trọng các thế hệ đi trước. Một trong các bài tập về nhà phổ biến trong môn Đạo đức là yêu cầu học sinh rửa chân cho cha mẹ, ông bà. Các nhà chức trách cố gắng "hồi sinh" lòng hiếu thảo vì lo ngại rằng bối cảnh già hóa dân số thế kỷ 21 làm suy yếu mối quan hệ gia đình.
Giáo sư Xiao Qunzhong, Đại học Renmin Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói: "Dù không thể thuyết phục mọi người tin rằng lòng hiếu thảo là gốc rễ của mọi thứ, nhưng chúng ta phải thừa nhận đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị, nhất là khi phải đối mặt với những vấn đề mới trong thời hiện đại".
Ông Xiao cũng nêu một thực tế là trong mấy thập kỷ qua, người Trung Quốc trong độ tuổi lao động ồ ạt rời quê lên thành phố kiếm sống, nhiều ngôi làng hầu như chỉ còn người già. "Việc nhấn mạnh truyền thống hiếu thảo có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh này", giáo sư nói.
Theo VTC News
-
Yêu2 giờ trướcVideo quay cảnh cô dâu, chú rể cùng nhau rót cát hợp hôn thu hút sự chú ý của nhiều người. Thay vì rót rượu vang trên tháp ly, cặp đôi cùng nhau rót cát vào một chiếc bình trong suốt có hình ngôi nhà.
-
Yêu6 giờ trướcDù đàng trai nói những lời có cánh, cho rằng bạn gái chính là gu của mình nhưng cuối cùng anh vẫn bị từ chối tại "Bạn muốn hẹn hò".
-
Yêu12 giờ trướcNày các cô gái nhỏ của anh ơi, em có đang sở hữu một tình yêu thực sự không? Nhớ giùm anh, tình yêu thật sự luôn ở trong em 24/7, suốt cuộc đời của em.
-
Yêu1 ngày trướcSau khi tái hôn ông Nghinh, bà Yến sống hạnh phúc như cặp vợ chồng son cho đến khi ông bất ngờ ra đi vì bạo bệnh, để lại nỗi buồn thương khôn tả cho người ở lại.
-
Yêu1 ngày trước“Ban đầu, nói “không” thật khó khăn với tôi. Đó không chỉ là từ chối một lời đề nghị, mà tôi sợ bị đánh giá là ích kỷ”, chị Thu Hằng (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) tâm sự.
-
Yêu1 ngày trướcĐến giờ cử hành hôn lễ mẹ cô dâu bỗng đòi thêm gần 1 tỷ đồng khiến chú rể tức tối 'quay xe' biến đám cưới thành ngày buồn. Biểu cảm của cô dâu mới gây chú ý.
-
Yêu1 ngày trướcNhìn bề ngoài, anh Vương 'kém' vợ mình một trời một vực. Chị Hoài, vợ anh, xinh xắn, tính tình vui vẻ, thần thái toát lên vẻ sang trọng còn anh Vương xuề xòa, chân chất như nông dân. Cuộc hôn nhân ấy vẫn ngập tràn niềm vui vì được xây dựng bằng tình yêu chân thành...
-
Yêu1 ngày trướcVốn định kết hôn với cô gái khác nhưng khi trúng tiếng sét ái tình của Thanh Tú, Đình Tân quyết định hủy cưới để theo đuổi chân ái của đời mình.
-
Yêu2 ngày trướcNgười đàn ông 59 tuổi nhận ra mình bị lừa tình, lừa tiền sau khi chuyển cho người yêu hơn 270 triệu đồng làm sính lễ nhưng cô biến mất trước ngày cưới.
-
Yêu2 ngày trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.
-
Yêu3 ngày trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu3 ngày trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu4 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu4 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.