- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyện ở rể
Ban đầu, nghe bố vợ tương lai gợi ý: ‘Hai đứa kết hôn rồi về đây sống’, anh Hiển thấy rất… nhục. Làm đàn ông mà phải nương nhờ nhà vợ, với anh là điều không thể chấp nhận.
Ban đầu, nghe bố vợ tương lai gợi ý: ‘Haiđứa kết hôn rồi về đây sống’, anh Hiển thấy rất… nhục. Làm đàn ông mà phảinương nhờ nhà vợ, với anh là điều không thể chấp nhận.
Anh Hiển (Thanh Xuân, Hà Nội) quê gốc ởNam Định. Lên thủ đô học tập và làm việc, anh cưới được cô vợ người Hà Nội.Nhà vợ có hai cô con gái. Vì em gái đang du học bên Úc nên bố mẹ vợ muốn vợchồng anh tạm ở rể cho vui. Nhưng anh Hiển chối đây đẩy. Trước mặt bố mẹ vợ,anh thẳng thắn: “Chúng con sẽ thuê nhà. Tích cóp rồi sẽ mua nhà. Bố mẹkhông phải lo”. Theo anh, đời đau nhất là ở rể, dù chỉ nửa ngày.
Sống chung với bên ngoại sẽ thành công khi nhà vợ tâm lý |
Trong khi nhà vợ thêng thang thì hai vợchồng anh lụi hụi tìm thuê phòng. Mỗi tháng mất hơn triệu tiền thuê nhà màvẫn chật chội. Xe máy của vợ phải gửi nhờ nhà bố mẹ vợ. Khi vợ về bên ngoạiở cữ, cả gia đình vợ động viên anh Hiển về cùng. Tuy nhiên, anh khăng khăngphản đối. Ngày đi làm, tối về nhà vợ ăn cơm. Nhưng đến đêm, anh quay vềphòng trọ ngủ. Thấy chồng cố chấp, vợ anh bực tức, rồi cả hai lạnh lùng vớinhau.
Đến lúc chủ trọ muốn bán nhà, không chothuê nữa thì anh Hiển mới miễn cưỡng về bên ngoại. Cả tháng tìm chỗ trọkhông xong, chỗ được thì quá xa nên anh thỏa thuận với vợ: “Chờ con lớnhơn, lại tìm chỗ thuê khác”. Nhưng hết thời gian ở cữ, vợ chồng anh cậtlực tìm người trông con mà không được. Giao con cho người giúp việc trẻ thìkhông yên tâm. Tình thế cấp bách, anh đành về nhà ngoại.
Anh kể, hồi đầu, cứ nghe họ hàng hay xómgiềng xì xào chuyện “ở rể” là tim anh đập liên hồi. Anh cứ nghĩ, chắc ngườita đang cạnh khóe hay xỉa xói gì mình. Anh nguyền rủa mình bất lực. Anh caycú thề sẽ kiếm tiền thật nhanh, mua nhà đẹp cho thiên hạ biết mặt.
Nhưng 3 năm trôi qua, anh Hiển vẫn chưathực hiện được ước mơ mua nhà. Vợ chồng anh là công chức, cố tích cóp chỉđược chút đỉnh, kiếm đâu bạc tỷ mà đòi mua nhà. Dù đôi lúc vẫn ngượng với bốvợ vì trót “mạnh mồm” lúc trước nhưng anh Hiển không còn hổ thẹn với cảnh ởrể. Vợ chồng anh tiết kiệm, mong ngày mua được nhà riêng. Song, áp lực tiềnbạc không còn nặng nề. Nhờ thế, cuộc sống sung túc và hòa thuận hơn.
Cũng thề sống thề chết không ở rể rồi lạivui vẻ sống chung với nhà vợ là anh Kiên (Hoàng Mai, Hà Nội). Biết vợ là congái độc nhất, nhà vợ 3 tầng khang trang, bố mẹ vợ niềm nở đón chào nhưng anhKiên vẫn một mực tìm thuê nhà, đỡ mang tiếng. Vợ anh giãy nảy vì sợ cảnh nhàthuê tồi tàn, đầy muỗi và phân gián. Anh lạnh lùng: “Thế thì cô cứ sống ởnhà cô”. Cuối cùng, vợ anh cũng phải thỏa hiệp.
Quan niệm ở rể của anh Kiên thay đổi khigiá nhà thuê leo thang, vợ đẻ, nghỉ việc không lương, còn chuyện làm ăn củaanh đổ bể. Hơn một năm chịu đựng cảnh thuê nhà, tiền thì vơi đi nên vợ chồnganh hay cãi cọ. Thấy vợ giục về nhà ngoại: “Mẹ tròn con vuông thì tínhtiếp”, anh Kiên cũng xuôi.
Bây giờ, anh Kiên thấy thoải mái với cảnhở rể. Vợ, con được ông bà ngoại chăm sóc chu đáo. Nhà cửa tiện nghi, phậncon rể như anh cũng được bố mẹ vợ yêu chiều. Nếu có nghe ai chê bai cảnh ởrể là anh phản đối. Bản thân anh Kiên không vì ỷ lại bố mẹ vợ. Anh vẫn chămchỉ làm việc, đảm bảo kinh tế cho con cái ăn học.
Chẳng ngại ở rể khi tài chính chưa vững
Không ai phủ nhận lợi ích khi vợ chồngmuốn ở riêng. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để một cặp vợ chồng bền vữngkhi ở riêng là kinh tế. Nếu tài chính cả hai vợ chồng không được dư dả thìviệc sống chung với gia đình bên ngoại một thời gian sẽ giúp cả hai tiếtkiệm và tạo tiền đề vững chắc cho việc tách ra sống riêng, sau này.
Sống chung với bên ngoại sẽ thành công khinhà vợ tâm lý. Bản thân người chồng không sợ tiếng ở rể. Quan trọng là dùhoàn cảnh nào, vợ chồng cũng cần thống nhất. Tránh áp đặt hay "đào mỏ" vìđiều này sẽ phá hủy tình cảm vợ chồng.
Theo Ngọc Bình
-
Yêu15 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu21 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu1 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu1 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu1 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu2 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu2 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu2 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu2 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu2 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu3 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu3 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu3 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!
-
Yêu3 ngày trướcLy hôn, người vợ mới ngỡ ngàng phát hiện 'quỹ đen' khủng của người chồng...