Cuộc sống phải cần đến “hai trụ cột”

Ngày nay, mô hình gia đình chỉ có một nguồn thu nhập đã không còn phổ biến trong giới trẻ ở cả thành thị lẫn nông thôn.

Ngày nay, mô hình gia đìnhchỉ có một nguồn thu nhập đã không còn phổ biến trong giới trẻ ở cả thànhthị lẫn nông thôn.

Giờ đây, một cô gái lấy chồngkhông hề cảm thấy tự hào “được”, mà là mang mặc cảm “bị” “ở nhà chồng nuôi”. Vợchồng cùng đi làm, cùng đóng góp cho kinh tế gia đình gần như là một mô hìnhchuẩn.

Thế nhưng, sự đóng góp này cókhác nhau về mức độ, về số lượng, kiểu cách... Vị trí “chỉ đạo” trong nhà liệucó bị chi phối bởi mức đóng góp, và liệu hạnh phúc gia đình có bị đe dọa nếu ôngchồng thua bà vợ trong cuộc đua kiếm tiền?

Đó là lý do Viện Khoa học xã hộiVN và Viện Gia đình & giới tiến hành một cuộc điều tra về thực trạng bình đẳnggiới ở VN, cụ thể là về mức đóng góp kinh tế của vợ chồng, với 4.176 người thamgia (trong đó  53,5% bà vợ và 46,5% ông chồng) vừa báo cáo kết quả trong năm2007.

Cuộc sống phải cần đến “hai trụ cột”

Giờ đây, một cô gái lấy chồng không hề cảm thấy tự hào “được”, mà là mang mặc cảm “bị” “ở nhà chồng nuôi”. Vợ chồng cùng đi làm, cùng đóng góp cho kinh tế gia đình gần như là một mô hình chuẩn

Không đóng góp: chuyện lạ!

Có 96% người được hỏi cho biết,họ có thu nhập và phải đóng góp vào nguồn thu gia đình. Không có thu nhập, thấtnghiệp là nỗi ám ảnh rất lớn đối với những người đã lập gia đình. Cả nam và nữđều thừa nhận, một mình không thể lo hết, mà phải có sự hỗ trợ của người bạnđời. 94% các ông chồng công nhận sự đóng góp của vợ, cho thấy mô hình gia đìnhtrong thời điểm phát sinh nhiều nhu cầu cuộc sống phải cần đến “hai trụ cột”.

Và vì thế, những người phụ nữkhông góp “đồng nào” cho gia đình trở nên... cá biệt.

Khoảng 200 bà vợ trong cuộc khảosát không có thu nhập. Trong đó, số đông hơn lại ở thành thị. Phụ nữ nông thôndù không có chuyên môn, nghề nghiệp... vẫn có thể kiếm tiền nhờ lao động chântay, làm mướn. Điều này cho thấy, tồn tại trong nhận thức của phụ nữ, đóng gópkinh tế cho gia đình, được quy ra cụ thể bằng tiền chứ không kể đến việc chămsóc con cái, nội trợ... Điều này cũng cho thấy, nhiều gia đình ở thành thị lạitồn tại kiểu truyền thống: “Chồng đi làm nuôi vợ con” nhiều hơn nông thôn.

Trong đội ngũ các bà vợ thành thịở nhà, không ít người có học vấn và chuyên môn. Một bà vợ có bằng thạc sĩ, từnglàm việc cho một công ty lớn ở TP.HCM, cho biết chị lấy chồng khi đã gần 40tuổi, phải sinh liên tục hai đứa con nên không thể tiếp tục công việc. Chồng chịyêu cầu vợ ở nhà, dù thu nhập của anh lo cho cả gia đình khá chật vật. Con cànglớn càng tốn kém, khiến chị rất lo lắng và cảm thấy bứt rứt khi không làm việc,không có thu nhập.

Một số bà vợ khác thì khó khănkhi kiếm việc làm ở TP, số khác ở nhà vì không kham nổi việc cơ quan lẫn việcnhà, trong khi đồng lương quá thấp, không thể thuê người giúp việc. Nói chung,tâm trạng của các bà vợ không có thu nhập không thể nào “bình an, hồn nhiên” nhưthế hệ mẹ, bà ngoại... của họ, mà họ luôn cảm thấy mình không đủ trách nhiệm vớigia đình.

Ai hơn ai?

26,6% phụ nữ cho rằng, trong giađình họ, vợ là người đóng góp thu nhập nhiều nhất, nhưng chỉ có 19% nam giớiđồng tình nhận định này. Có 77% nam giới cho rằng, phần “đóng tiền” nhiều nhấtcho gia đình thuộc về người chồng và 70% phụ nữ xác nhận các ông không “nổ”.

Như vậy, mỗi giới đều tự đánh giábản thân mình cao hơn sự công nhận của người khác giới. Nam giới có xu hướngđánh giá công sức của vợ thấp hơn thực tế, còn phụ nữ lại đánh giá “thành tích”của chồng cao hơn sự thật. Có thể, do người phụ nữ dễ dàng nhường cho chồng vịtrí số 1, dù họ biết đóng góp của cả hai là như nhau, nhưng các ông thì không ưuái như thế. Dấu ấn “đàn ông phải là trụ cột”, khiến họ luôn muốn gánh vác nhiệmvụ lo cho vợ con.

Phụ nữ có học vấn cao rất tự tintrong việc đánh giá bản thân, nhưng ở nhóm ít học, chỉ có 15% cho rằng mình cóđóng góp. Có sự liên quan giữa trình độ của bà vợ và sự công nhận của ông chồng.Phụ nữ làm lãnh đạo, doanh nhân, nhân viên dịch vụ... thì có khả năng là ngườiđóng góp số 1 cho gia đình. Công việc ổn định, chuyên môn cao giúp người phụ nữgiành được chỗ đứng quan trọng. Nhưng trong nhóm này, cũng có nhiều rủi ro, vìngười vợ không có nhiều thời gian cho gia đình. Tiền bạc mang về nhà rất nhiều,không có nghĩa là họ sống trọn vẹn được với chồng con.

Vai trò đóng góp của phụ nữ tỷ lệthuận với độ tuổi của cuộc hôn nhân. Số liệu cho thấy, nhóm kết hôn dưới 10 năm,chỉ có 15,2% gia đình có vợ là người đóng góp thu nhập nhiều nhất. Tỷ lệ này ởnhóm gia đình từ 11-20 năm là 22%, ở nhóm từ 21-30 năm là 29,6% và 31,6% ở nhómsống với nhau trên 30 năm. Điều này cho thấy phụ nữ càng lớn tuổi, càng “có giá”đối với gia đình, xã hội.

Các chuyên gia đưa ra nhận xét,đối với nhiều nhà, vai trò trụ cột của đàn ông “yếu” đi theo năm tháng. Phảichăng khi đã xong thiên chức sinh con và khi con cái đã lớn, phụ nữ bắt đầu cóđiều kiện “lao vào thương trường”; còn nam giới, sau một thời vất vả mưu sinh,tự cho mình... giải lao?

Tại các tòa án ở TP.HCM, lại cómột thực tế khác. Các bà vợ đơn phương ly hôn thường là những người buộc phải“ra trận kiếm tiền”, bởi các ông chồng đang lo tận hưởng “của ngon, vật lạ”. Cácbà vợ trở thành trụ cột “mạnh mẽ” trong nhà lại hay... thở dài vì “không còn chỗdựa”.

Ở những cặp vợ chồng quá trẻ hoặcquá già thì phần đóng góp cơ bản thuộc về những thành viên khác trong gia đình.Điều này cho thấy gia đình Việt Nam vẫn còn đậm chất truyền thống: “bé cậy cha,già cậy con”.

Quyền mua sắm

Đó là một cách khẳng định quyềnlực của người chủ gia đình. Giới nghiên cứu đã so sánh giữa hai nhóm gia đình vànhận thấy, trong các gia đình bà vợ làm ra nhiều tiền hơn chồng, tỷ lệ trang bịđiện thoại, bếp gaz, tủ lạnh, máy giặt... đến máy vi tính, xe hơi đều cao hơnnhóm gia đình có ông chồng đóng góp nhiều hơn.

Cụ thể, tivi giữa hai nhóm giađình là 45% và 35%, máy giặt là 19% và 15%, xe máy là 76% và 72%... Phải chăng,mua sắm luôn là “sở thích” của phụ nữ, nên khi chủ động được mức đóng góp nhiềuhơn, các bà cũng “rộng tay” chi cho các vật dụng trong nhà, nhất là các loạinhằm giảm thời gian nội trợ.

Chưa thể khẳng định chắc chắn,song cuộc khảo sát cũng phần nào chứng minh, phụ nữ có thu nhập, có đóng góp chogia đình sẽ mạnh mẽ hơn trong việc đánh giá bản thân, đặc biệt là phụ nữ ở nôngthôn. Tuy nhiên, qua phỏng vấn, những phụ nữ tham gia “xây nhà”, vẫn tinh tế,“ca ngợi” vai trò trụ cột của chồng. Đây cũng là một yếu tố tâm lý của người phụnữ Việt Nam, nhằm bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Giới nghiên cứu đề nghị các cơquan chức năng nên tăng cường nhận thức về giới cho phụ nữ, nhất là ở trẻ emgái. Phải xóa bỏ định kiến “chồng phải kiếm tiền nhiều hơn vợ”. Việc những bà vợ“nổi” hơn chồng cũng nên được xem là chuyện... “bình thường thôi!”, để tránh sựganh tỵ hay ỷ lại của đàn ông. Thái độ tiêu cực của các ông chồng thường làm chocác bà vợ chùn bước.

Sự đóng góp thu nhập của vợchồng, cũng góp phần tạo nên sự bình đẳng trong mối quan hệ vợ chồng. Không phảiai góp nhiều hơn sẽ “mạnh miệng, lớn tiếng” hơn, mà mỗi người đều có thế mạnhtrong “lĩnh vực” mà gia đình đã phân công cho mình.

Theo Trường Sơn
Cuộc sống phải cần đến “hai trụ cột”



Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.