- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Khó như... chiều mẹ vợ
Tự nhìn lại, anh thấy mình cũng là rể ngoan, lý tưởng rồi mà vẫn không thể làm nhạc mẫu hài lòng.
Tự nhìn lại, anh thấy mình cũng là rể ngoan, lý tưởng rồi mà vẫn không thể làm nhạc mẫu hài lòng.
Là con trai út trong một gia đình đông anh chị em và không lấy gì làm khá giả, nhưng anh lại có chí tiến thủ và chịu thương, chịu khó. Sớm rời vòng tay bao bọc của bố mẹ, anh tự đi làm thêm để kiếm tiền học đại học. Ra trường, anh vào làm cho một công ty chuyên về IT với mức lương tạm đủ sống ở cái đất thủ đô xô bồ này.
Quen và yêu nhau được 2 năm, anh làm đám cưới với cô bạn đồng nghiệp. Đến lúc giới thiệu 2 bên gia đình, anh mới "ngã ngửa" khi biết cô gái giản dị mà anh yêu lại là con của một doanh nhân cỡ bự, có nhà mặt phố Hà Nội. Không chê nhà anh nghèo, gia đình người yêu anh đồng ý cho đôi trẻ đến với nhau, chỉ với một điều kiện duy nhất: anh phải ở rể vì cô là con một. Bố vợ anh phải đi công tác thường xuyên nên cũng muốn có anh con rể ở nhà làm chỗ dựa cho cho hai người phụ nữ yếu đuối.
Mọi chuyện tưởng chừng sẽ hoàn toàn êm đẹp khi gia đình anh cũng bằng lòng với cô con dâu tương lai, còn nhà vợ lại có được rể hiền sớm hôm chăm sóc. Thế nhưng, đến khi về làm rể được một thời gian, anh mới nếm được cái mùi vị đắng cay của thân phận ở rể. Tất cả chỉ vì mẹ vợ anh thuộc dạng khó chiều.
Ngày vợ anh có bầu, anh vui mừng khôn xiết và quyết tâm chăm sóc vợ thật tốt, không để vợ phải động tay vào bất cứ việc gì. Anh tự mình đi chợ, nấu ăn để tẩm bổ cho vợ. Ngay cả việc mang quần áo xuống giặt máy ở dưới nhà, anh cũng không để cô phải làm vì sợ vợ đi lại cầu thang nhiều không an toàn.
Có thể nói, từ khi vợ anh mang thai cho đến lúc sinh nở và chăm con, anh gần như quán xuyến hết mọi việc nhà, trong khi vẫn ngày ngày đi làm đều đặn. Mẹ vợ anh không hề phải phục vụ con gái bất cứ việc gì. Vậy mà bà vẫn tỏ ý không hài lòng.
Ngay từ khi biết mình sắp có cháu, bà đã sớm đánh tiếng: "Cháu bà nội, tội bà ngoại" . Theo ý muốn của bà thì một là 2 vợ chồng anh phải về nội sinh cháu để bà nội phục vụ, hai là bà nội phải đến ở nhà ngoại mà lo cho con dâu. Dĩ nhiên, chính vợ anh cũng không đồng tình với thái độ của mẹ mình, nhưng vì để giữ hòa khí trong gia đình, 2 vợ chồng anh đành im lặng nhẫn nhịn.
Từ ngày cháu ngoại ra đời, mẹ vợ anh ngày càng tỏ ra khó tính.
Hàng đêm, anh vẫn thường chịu khó thức đêm thay ca cho vợ để trông con và cho con uống sữa. Ngoài ra, do gia đình vợ không thích có người lạ trong nhà nên mẹ vợ nhất định không thuê người giúp việc. Dù là con rể, anh cũng không ngần ngại xắn tay áo vào bếp nấu nướng để bà ngoại có thời gian chơi với cháu.
Thời gian gần đây, anh phải tăng ca nhiều nên mọi sự bắt đầu chuyển biến xấu đi. Đi làm về muộn, anh đành nhờ mẹ vợ nấu bữa tối cho cả nhà. Vậy mà ngày nào cũng vậy, vừa bước vào nhà, anh đã thấy nhạc mẫu mặt nặng mày nhẹ. Lỡ hôm nào anh mệt quá, ngủ quên chưa kịp rửa bát là y như rằng sáng ra được nghe bài ca "chúng mày ỷ lại, bắt mẹ phải hầu hạ". Những lần như vậy, anh lại tự nhắc mình lần sau có mệt đến mấy cũng phải cố mà dọn dẹp. Vừa làm, anh vừa thầm ao ước: "Giá như mẹ thông cảm cho được một lần".
Vợ anh thì suốt ngày ru rú trong phòng chăm con, nên chuyện nhà cửa nhiều khi không để ý. Trong khi đó, cứ bực tức, mẹ vợ lại trút lên đầu anh. Mới sáng hôm qua, anh vừa ngủ dậy, đang đánh răng rửa mặt, mẹ vợ đã lù lù xuất hiện sau lưng và hầm hè: "Mày lo mà lau dọn cái phòng của chúng mày đi chứ cứ để thế chờ tao làm hộ đấy à?" . Thực tế thì anh chỉ trống đúng ngày chủ nhật mới làm được vịêc đó, còn hàng ngày anh phải dậy sớm đi làm, lúc về nhà thì đã tối muộn, hỏi anh phải dọn dẹp thế nào?
Còn hôm nay, khi anh giặt đồ, vợ anh có dặn để lại cái áo khoác vì cô mới mặc có một lần. Nhìn thấy chiếc áo còn treo ở sau cửa, nhạc mẫu lại một lần nữa cằn nhằn: "Có cái áo thôi mà cũng trừ lại không chịu giặt cho xong đi là sao?".
Không biết phải làm sao cho mẹ vừa lòng, anh đem nỗi niềm khó xử tâm sự cùng vợ. Nghe ra, vợ anh cũng méo mặt cười khổ sở: "Mẹ có tính được voi đòi tiên. Thôi thì anh chịu khó một thời gian, đến khi em bớt vướng con thì em hỗ trợ anh được nhiều hơn. Chắc là đến lúc đó mẹ sẽ bớt khó chịu đi một chút".
Nghe vợ an ủi, dù có thấy lòng nguôi ngoai đôi chút, nhưng anh vẫn thấy những tháng ngày phía trước quả thật còn vô cùng u ám và đen tối.
Anh
Quân nổi tiếng ở cả khu phố này không phải vì người ta đàm tiếu gì
chuyện anh ở rể, mà vì anh luôn được hàng xóm khen ngợi. Các bà mẹ chồng
thì khen anh hiền lành, chịu khó, còn các bà mẹ vợ thì luôn lấy anh ra làm tấm gương để nhắc nhở con rể mình phải học tập.
Là con trai út trong một gia đình đông anh chị em và không lấy gì làm khá giả, nhưng anh lại có chí tiến thủ và chịu thương, chịu khó. Sớm rời vòng tay bao bọc của bố mẹ, anh tự đi làm thêm để kiếm tiền học đại học. Ra trường, anh vào làm cho một công ty chuyên về IT với mức lương tạm đủ sống ở cái đất thủ đô xô bồ này.
Quen và yêu nhau được 2 năm, anh làm đám cưới với cô bạn đồng nghiệp. Đến lúc giới thiệu 2 bên gia đình, anh mới "ngã ngửa" khi biết cô gái giản dị mà anh yêu lại là con của một doanh nhân cỡ bự, có nhà mặt phố Hà Nội. Không chê nhà anh nghèo, gia đình người yêu anh đồng ý cho đôi trẻ đến với nhau, chỉ với một điều kiện duy nhất: anh phải ở rể vì cô là con một. Bố vợ anh phải đi công tác thường xuyên nên cũng muốn có anh con rể ở nhà làm chỗ dựa cho cho hai người phụ nữ yếu đuối.
Mọi chuyện tưởng chừng sẽ hoàn toàn êm đẹp khi gia đình anh cũng bằng lòng với cô con dâu tương lai, còn nhà vợ lại có được rể hiền sớm hôm chăm sóc. Thế nhưng, đến khi về làm rể được một thời gian, anh mới nếm được cái mùi vị đắng cay của thân phận ở rể. Tất cả chỉ vì mẹ vợ anh thuộc dạng khó chiều.
Ngày vợ anh có bầu, anh vui mừng khôn xiết và quyết tâm chăm sóc vợ thật tốt, không để vợ phải động tay vào bất cứ việc gì. Anh tự mình đi chợ, nấu ăn để tẩm bổ cho vợ. Ngay cả việc mang quần áo xuống giặt máy ở dưới nhà, anh cũng không để cô phải làm vì sợ vợ đi lại cầu thang nhiều không an toàn.
Có thể nói, từ khi vợ anh mang thai cho đến lúc sinh nở và chăm con, anh gần như quán xuyến hết mọi việc nhà, trong khi vẫn ngày ngày đi làm đều đặn. Mẹ vợ anh không hề phải phục vụ con gái bất cứ việc gì. Vậy mà bà vẫn tỏ ý không hài lòng.
Ngay từ khi biết mình sắp có cháu, bà đã sớm đánh tiếng: "Cháu bà nội, tội bà ngoại" . Theo ý muốn của bà thì một là 2 vợ chồng anh phải về nội sinh cháu để bà nội phục vụ, hai là bà nội phải đến ở nhà ngoại mà lo cho con dâu. Dĩ nhiên, chính vợ anh cũng không đồng tình với thái độ của mẹ mình, nhưng vì để giữ hòa khí trong gia đình, 2 vợ chồng anh đành im lặng nhẫn nhịn.
Nhiều khi anh chỉ ước: "Giá như mẹ thông cảm cho được một lần" (Ảnh minh họa).
Từ ngày cháu ngoại ra đời, mẹ vợ anh ngày càng tỏ ra khó tính.
Hàng đêm, anh vẫn thường chịu khó thức đêm thay ca cho vợ để trông con và cho con uống sữa. Ngoài ra, do gia đình vợ không thích có người lạ trong nhà nên mẹ vợ nhất định không thuê người giúp việc. Dù là con rể, anh cũng không ngần ngại xắn tay áo vào bếp nấu nướng để bà ngoại có thời gian chơi với cháu.
Thời gian gần đây, anh phải tăng ca nhiều nên mọi sự bắt đầu chuyển biến xấu đi. Đi làm về muộn, anh đành nhờ mẹ vợ nấu bữa tối cho cả nhà. Vậy mà ngày nào cũng vậy, vừa bước vào nhà, anh đã thấy nhạc mẫu mặt nặng mày nhẹ. Lỡ hôm nào anh mệt quá, ngủ quên chưa kịp rửa bát là y như rằng sáng ra được nghe bài ca "chúng mày ỷ lại, bắt mẹ phải hầu hạ". Những lần như vậy, anh lại tự nhắc mình lần sau có mệt đến mấy cũng phải cố mà dọn dẹp. Vừa làm, anh vừa thầm ao ước: "Giá như mẹ thông cảm cho được một lần".
Vợ anh thì suốt ngày ru rú trong phòng chăm con, nên chuyện nhà cửa nhiều khi không để ý. Trong khi đó, cứ bực tức, mẹ vợ lại trút lên đầu anh. Mới sáng hôm qua, anh vừa ngủ dậy, đang đánh răng rửa mặt, mẹ vợ đã lù lù xuất hiện sau lưng và hầm hè: "Mày lo mà lau dọn cái phòng của chúng mày đi chứ cứ để thế chờ tao làm hộ đấy à?" . Thực tế thì anh chỉ trống đúng ngày chủ nhật mới làm được vịêc đó, còn hàng ngày anh phải dậy sớm đi làm, lúc về nhà thì đã tối muộn, hỏi anh phải dọn dẹp thế nào?
Còn hôm nay, khi anh giặt đồ, vợ anh có dặn để lại cái áo khoác vì cô mới mặc có một lần. Nhìn thấy chiếc áo còn treo ở sau cửa, nhạc mẫu lại một lần nữa cằn nhằn: "Có cái áo thôi mà cũng trừ lại không chịu giặt cho xong đi là sao?".
Không biết phải làm sao cho mẹ vừa lòng, anh đem nỗi niềm khó xử tâm sự cùng vợ. Nghe ra, vợ anh cũng méo mặt cười khổ sở: "Mẹ có tính được voi đòi tiên. Thôi thì anh chịu khó một thời gian, đến khi em bớt vướng con thì em hỗ trợ anh được nhiều hơn. Chắc là đến lúc đó mẹ sẽ bớt khó chịu đi một chút".
Nghe vợ an ủi, dù có thấy lòng nguôi ngoai đôi chút, nhưng anh vẫn thấy những tháng ngày phía trước quả thật còn vô cùng u ám và đen tối.
Theo TTVN
-
Yêu10 phút trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.
-
Yêu17 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu23 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu1 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu1 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu1 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu2 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu2 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu2 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu2 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu3 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu3 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu3 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu3 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!