'Xẹp' tự ái dù bố chồng ‘đuổi’

Về tới nhà, Hiền đã nghe thấy tiếng cu con (18 tháng) khóc, còn bố chồng đang quát mẹ chồng: ‘Gọi bố mẹ nó về đưa nó ra ngoài ở đi. Thuê người mà trông con, hai cái thân già này phải hầu đến lúc chết nữa à?’. Hiền tự ái, cả đêm ngủ không ngon, định gửi con đi nhà trẻ càng sớm càng tốt.


Về tới nhà, Hiền đã nghe thấy tiếng cu con (18 tháng) khóc, còn bố chồng đang quát mẹ chồng: ‘Gọi bố mẹ nó về đưa nó ra ngoài ở đi. Thuê người mà trông con, hai cái thân già này phải hầu đến lúc chết nữa à?’. Hiền tự ái, cả đêm ngủ không ngon, định gửi con đi nhà trẻ càng sớm càng tốt.


Tuy nhiên chồng Hiền không đồng ý bảo: “Ông nói khó nghe thế thôi chứ không bà thương cháu lắm” nhưng Hiền vẫn khăng khăng: “Ông nói thế, ai chẳng tự ái. Con mình biết bị ông đuổi, nhỡ nó bị khủng hoảng tâm lý thì sao”. Chồng Hiền năn nỉ: “Con mình khó ăn, khó ngủ, không có bà chăm thì làm sao mà lớn được. Cho đi lớp sớm, em không xót con sao?” thì “cục” tự ái của Hiền lại “xẹp” xuống.

Sáng hôm sau, bế con xuống nhà, ông nội đã ngọt ngào: “Ra ông bế nào, ông thương. Ông mua đồ ăn sáng về cho đây này. Chiều ấm áp, ông lại đẩy xe cho đi chơi”. Lúc này, cơn tự ái bố chồng của Hiền tan đi gần hết. Hiền trao con cho ông nội, yên tâm đi làm rồi cũng không nhắc chồng chuyện gửi con đi học sớm nữa.

“Bố chồng tôi nhiều khi rất ‘ác miệng’ nhưng ông bà thương cháu. Sống lâu rồi thì mình không để bụng chuyện bị ông ‘đuổi’ nữa. Thôi thì cứ nghĩ ông bà vất vả, mệt mỏi trông cháu rồi khi cháu quấy khóc mè nheo, bực nên ông mới nói vậy chứ không có ý gì” – Hiền tâm sự.

Cũng như Hiền, hồi đầu Ngoan (Hà Đông, Hà Nội) khóc sưng húp mắt vì bị bố chồng đòi: “Tống cổ chúng nó ra riêng cho rảnh”. Hôm ấy, vợ chồng Ngoan đều có việc bận nên về muộn. Bố mẹ chồng phải chờ cơm lâu nên bực, dù Ngoan đã gọi điện về báo và nhắc bố mẹ ăn trước. Lần ấy vì tự ái, Ngoan đã giục chồng ra ở riêng, vì cả hai vợ chồng Ngoan đủ điều kiện, bố mẹ chồng sẽ sống chú cậu em chồng. Sau này em chồng cưới vợ thì bố mẹ chồng sẽ ở chung với vợ chồng chú ấy. Tuy nhiên, mong ước của Ngoan không thành vì chồng Ngoan không đồng ý.



“Chồng tôi bảo thông cảm cho bố, chứ tự ái bố thì có mà tự ái cả đời. Dần dần tôi biết ông chỉ nói vậy thôi chứ còn con cháu, ông bà vẫn thương lắm. Bởi thế cái gì bỏ qua được thì bỏ qua thôi chứ chẳng có ông bà nào lại đi ‘xin lỗi’ con cháu hoặc muốn bị con cháu ‘dạy bảo’ đâu” – Ngoan kể.

Lúc Ngoan mang bầu, bố chồng đèo mẹ chồng đi bốc thuốc bắc tẩm bổ cho con dâu. Bố chồng cũng là người luôn dắt xe và mang xe con dâu đi rửa mỗi khi xe bẩn. Khi có cháu nội, hai ông bà lúc nào cũng tất bật chăm cháu. Khi cháu ốm, ông bà cũng cùng bắt taxi với vợ chồng Ngoan để đưa cháu đi khám.

“Thỉnh thoảng bé nhà mình quấy khóc khi ông đang ngủ nên bị ông bảo: “Tốt nhất là cứ sống riêng cho khỏe. Chứ cứ thế này thì đến ngủ cũng không yên với cháu”. Hoặc khi bực thì ông cũng quát: “Cút hết đi”. Tuy nhiên, khi hết bực thì ông lại ôm cháu vỗ về rồi cháu đi về bên ngoại một vài ngày, ông nội lại gọi điện giục về ngay kẻo ông bà nhớ lắm.

Theo Mevabe




Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.