Làm "mẹ kế"

Rào cản từ phía con trẻ

“Mấy đời bánh đúc có xương.Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”, câu ca dao xưa tưởng đã thuộc về dĩ vãng.Nhưng thực tế ngày nay vẫn còn không ít bi kịch xảy ra trong mối quan hê dì ghẻ- con chồng.

Rào cản từ phía con trẻ

Khi phụ nữ chọn người đàn ông đã“qua một lần đò” dường như đều vấp phải thái độ bất hợp tác, thậm chí ghét bỏ từphía con riêng của chồng.

Người thì bị lũ trẻ tỏ thái độhỗn láo, coi thường, hễ mẹ kế nói xuôi thì chúng làm ngược, hoặc ngấm ngầm tìmcách chống phá, nói xấu với bố của chúng, nào là “bà ấy ghét chúng con”, nào là“người ta nói bà ấy lấy bố chẳng qua vì bố giàu thôi”; có người thì bị trẻ cholà nguyên nhân gây ra sự tan vỡ của gia đình nó, thế nên dù mẹ kế có cố gắngtiếp cận, gần gũi bao nhiêu, nó vẫn mang bộ mặt bất cần và thù địch.

Làm "mẹ kế"
Ảnh minh họa

Chị Thúy Hằng (XN May TL, Hà Nội)bộc bạch: Có lần đứa con gái 14 tuổi của chồng chị nói thẳng: “Cô đừng gọicháu là con, vì cô không phải là mẹ cháu!”. Tất cả những món quà chị muatặng, nó đều phá hỏng rồi vứt vào sọt rác... khiến chị không ít lần đã rơi nướcmắt.

Hãy thông cảm với trẻ, bởi chúngđã phải trải qua cơn “sốc” bi kịch gia đình, sự chia lìa của cha mẹ, hoặc mất đingười mẹ mà chúng yêu thương nhất. Việc “mẹ kế” xuất hiện khiến chúng bị tổnthương, hoặc cảm thấy nguy cơ phải chia sẻ, mất mát tình cảm thêm một lần nữa.

Định kiến xã hội cũng là một ràocản. Dù vô tình hay hữu ý, những người họ hàng hoặc xóm giềng thường hay dò xétmối quan hệ mẹ kế - con chồng với sự không thiện ý. Nếu có chuyện không ổn làlập tức có kẻ thổi phồng và khoét sâu thêm mâu thuẫn khiến cho nó tồi tệ hơn.Điều này thật đáng chê trách.

Sự “vô ý” của người lớn

Làm "mẹ kế"

Một học sinh lớp 11 ở Nam Địnhtâm sự: “Sau khi mẹ cháu mất 7 năm, bố cháu lấy vợ mới, thực sự cháu rất vui vìtừ lâu cũng mong có người mẹ chăm lo cho gia đình. Ban đầu “cô ấy” tỏ ra rất tốtvới chị em cháu, nhưng thật đáng buồn, dần dần bắt đầu có sự va chạm và rạn nứttình cảm. Cô ấy lúc nào cũng khó chịu, không hài lòng với tụi cháu, có khi cònghen ghét vì bố con cháu vẫn nhớ mẹ cháu; hoặc xúc phạm đến hình ảnh của mẹcháu.

Có lần cô ấy nói năng thô lỗ, mắng cháu là “đồ mất dạy, không có người dạynên mới láo toét như thế”, cháu cãi mấy câu, thế là cô ấy càng làm ầm lên khiếncháu bị bố tát hai cái. Từ hôm đó cháu và cô ấy không nói chuyện với nhau nữa,cô ấy đi làm về cháu cũng không chào...”

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quanhệ mẹ kế - con chồng ban đầu tưởng như tốt đẹp, nhưng rồi ngày càng xa cách, khóhòa hợp và trở nên xung đột, song nguyên nhân chính vẫn là sự ích kỷ, thiếu sựcảm thông của người lớn đối với con trẻ.

Nhiều bà “mẹ kế” chỉ nghĩ tớitình cảm và quyền lợi của mình, lúc nào cũng ấm ức vì mình phải chịu thiệt thòimà không quan tâm bọn trẻ cảm thấy thế nào và muốn được cư xử ra sao.

Làm "mẹ kế"
Làm một người mẹ đã khó, làm mẹ kế còn khó hơn gấp nhiều lần

Hy sinh cho con

Làm một người mẹ đã khó, làm mẹkế còn khó hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, việc xây dựng tình yêu thương, sự tintưởng trong mắt những đứa con riêng của chồng không phải là điều không thể làmđược. Chỉ cần bạn chuẩn bị trước tiên cho mình một trái tim bao dung, một tấmlòng nhân hậu tràn đầy tình yêu thương, sau đó là một lý trí công bằng và nhữnghiểu biết rõ ràng về con người, về cuộc đời.

Trong thực tế không ít nhữngngười mẹ kế đã thành công, bởi họ biết xác định cuộc hôn nhân của mình không chỉlà sự hưởng thụ, mà còn là gánh lấy trách nhiệm to lớn đối với hạnh phúc củanhững đứa con riêng của chồng mình. Họ đã biết hy sinh, biết gắn hạnh phúc củamình với hạnh phúc của trẻ, biết đặt tình cảm và lợi ích của chúng lên trên hết,biết cho đi để nhận lại... Cuối cùng, họ sẽ thực sự được bù đắp bởi niềm tự hàokhi được con trẻ yêu thương, gắn bó và tin cậy.

Theo Phương Dung
PNVN
  



Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.