Mâu thuẫn giữa chi tiêu và tích lũy

Vợ chồng Dũng Nhân suýt nữa là một cặp tâm đầu ý hợp nếu như không có mối mâu thuẫn về mức độ chi tiêu và tích lũy đồng tiền chung do hai người làm ra.

Vợ chồng Dũng - Nhân suýt nữalà một cặp tâm đầu ý hợp nếu như không có mối mâu thuẫn về mức độ chi tiêuvà tích lũy đồng tiền chung do hai người làm ra.

Dũng vốn là dân kỹ thuật, đầu ócrạch ròi, quan niệm cuộc sống đơn giản. Anh muốn một cuộc sống bình an và bảođảm, có nền móng. Nhân làm trình bày tạp chí, một công việc ít nhiều sáng tạo,cô sống nghiêng về cái đẹp coi trọng “cảm giác sống”, tức là sự thăng hoa, hơncả.

Mâu thuẫn giữa chi tiêu và tích lũy

Ảnh minh họa

Chồng muốn tiết kiệm, vợ lạikhông

Hai vợ chồng họ chưa có con vàhiện vẫn ở nhà thuê, một căn hộ nhỏ ở Q.Gò Vấp (TP.HCM). Thu nhập mỗi tháng củaDũng 12 triệu, Nhân 13 triệu, cộng lại được 25 triệu, không cao nhưng cũng khôngthể gọi là thấp.

Với số tiền cố định hằng thángđó, Dũng muốn ngoài những khoản chi tiêu (cũng cố định) như tiền nhà, sinh hoạtphí, tiền làm nghĩa vụ tài chánh với cha mẹ hai bên và các khoản lặt vặt khác,còn lại họ sẽ gửi ngân hàng. Cụ thể, Dũng muốn chỉ tiêu một suất lương của Dũng,còn lương của Nhân gửi tiết kiệm, phòng khi bất trắc, chuẩn bị đón những đứa consẽ ra đời và nếu được “một khoản hòm hòm” thì sẽ nghĩ đến việc mua căn hộ trảgóp.

Nhân không muốn vậy. Cô muốn kiếmđược bao nhiêu cứ tiêu dùng thoải mái, theo nhu cầu và cảm hứng của mình. Cuốitháng, còn lại bao nhiêu thì tích trong thẻ ATM, được một khoản hòm hòm sẽ rútra gửi tiết kiệm hoặc mua USD, mua vàng cất. “Sống mà cứ tằn tằn tiện tiện,mua gì cũng phải tính, ăn gì cũng phải nghĩ, em thấy cuộc sống như vậy khổ khổ,bần bần sao á. Trời cho chúng mình mạnh khỏe thì lương cứ hai năm tăng một lần,vàng tiêu hết lại có, không lo. Em muốn sống thoải mái từng ngày chứ không muốnđợi đến già mới được sung sướng”.

Tóm lại, Dũng thì muốn ngoàikhoản tiền tích lũy hằng tháng ra, còn lại mới chi tiêu. Nhân ngược lại, muốnngoài khoản chi tiêu hằng tháng ra, còn lại mới tích lũy.

Liên quan đến cái nhà, Dũng muốnan cư lạc nghiệp, phải tạo dựng được một căn nhà cho mình và con, phải biết khổhôm nay để ngày mai bớt khổ và tiến đến một ngày hết khổ. Nhân chả bận tâm, côthấy mỗi tháng chi ra vài ba triệu trả tiền thuê nhà vẫn đỡ đau khổ hơn là nhịnăn nhịn mặc, rồi thì vay nợ ngân hàng mua một căn hộ bé tí để rồi sau đó phảicòng lưng trả nợ trong mười đến hai mươi năm trời. “Sống như vậy còn gì là đời”,Nhân nói.

Sống kiểu nào?

Ngày mới cưới nhau, thấy vợ cươngquyết lại ương bướng quá, sẵn lòng yêu vợ còn dạt dào, Dũng chiều theo cách sốngcủa Nhân. Mà sống như Nhân quả thật thoải mái. Món ngon quán hay, thích là ghé;hàng đẹp đồ độc, ưng là “thỉnh”. Lâu lâu cuồng chân, lại xin nghỉ phép ít ngày(hết phép thì xin nghỉ không lương) kéo nhau đi du lịch. Cứ chi tiêu tùy hứngnhư vậy, thường thì tiền làm ra tháng nào tiêu hết tháng nấy, may ra chỉ còn dămba triệu là mừng.

Nhân mắc một chứng bệnh khó chữalà ghiền quần áo, giày, túi xách đẹp và đồ nội thất đẹp. Cô đi mua sắm mỗi cuốituần, tha về chất đầy nhà, có món cả đời không đụng đến. Cứ ít tháng, thấy sốtiền tích trong thẻ ATM lên đến năm ba chục triệu, thì cô lại khuân về một mónđồ nội thất “đẹp hết hồn” với cái giá cũng “hết hồn”. Thế là tiền tích lũy lạitrở về số 0!

Hai năm trôi qua như vậy, Dũngkhông quên căn hộ mơ ước của mình, không ngừng mơ tưởng về nó, anh cũng nghĩ đếnviệc mua cho vợ chồng hai suất bảo hiểm nhân thọ. Nhưng tiền vào tay Nhân nhưgió vào nhà trống.

Khi Dũng dùng đến “biện phápcứng”, gửi tất suất lương của anh vào sổ tiết kiệm, buộc Nhân phải tính toán chitiêu trong suất lương của cô, Nhân dằn dỗi và chiến tranh lạnh. Anh lại không đủcứng rắn để chịu đựng không khí đóng băng trong nhà, để nhìn thấy vẻ thất vọngvà ỉu xìu của vợ (đã nói, anh còn yêu vợ lắm), thế là lại đầu hàng, lại nhượngbộ. Nhượng bộ, nhưng trong anh luôn có một nỗi buồn, nỗi ấm ức, nỗi bực bội khóchịu với kiểu sống hoang phí, vô trách nhiệm với tương lai của vợ.

Và khi người này đã phải chịuđựng người kia như vậy, kéo dài hết tháng này qua năm nọ như vậy, một khi sứcchịu đựng đã đến ngưỡng, thì không biết mọi sự sẽ thế nào...

Theo Tuệ Thư
Mâu thuẫn giữa chi tiêu và tích lũy



Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.