- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ công sở đánh vật chăm con dịp nghỉ hè
Mùa hè là thiên đường cho các bạn nhỏ, nhưng lại mang lại những nỗi đau đầu cho các bố mẹ công sở, khi mà con được nghỉ hè nhưng bố mẹ vẫn phải đi làm như bình thường.
Thời gian nghỉ hè tối thiểu tại các trường công lập là 6 tuần, sau
đó trường mới có kế hoạch đào tạo hè tập trung. Còn nhiều nơi các con
được nghỉ đầy đủ 3 tháng, cũng khiến các mẹ công sở vận dụng hết các “kế
hoạch” để trông con.
Hai vợ chồng anh Thanh – 34 tuổi tại Hà Nội, đều công tác tại công ty nước ngoài, có giúp việc nên cũng không bị xáo trộn như các gia đình khác. Hàng ngày anh chị đều về muộn, có cô giúp việc đi đón 2 đứa trẻ ở trường tiểu học gần nhà về tắm rửa cơm nước, lại có gia sư tới dạy con học, anh chị về nhà chỉ cần kiểm tra lại kết quả học tập của con. Những ngày nghỉ hè dài, anh chị dự định thuê thêm một gia sư nữa tới kèm con các ngày trong tuần. “Chỉ cần lên kế hoạch cho mấy ngày cuối tuần thôi, chứ vẫn phải cho bọn trẻ học hành liên tục, cường độ giảm hơn ở lớp một chút nhưng nếu lơi ra là đánh rơi vãi hết kiến thức.
Hai vợ chồng anh Thanh – 34 tuổi tại Hà Nội, đều công tác tại công ty nước ngoài, có giúp việc nên cũng không bị xáo trộn như các gia đình khác. Hàng ngày anh chị đều về muộn, có cô giúp việc đi đón 2 đứa trẻ ở trường tiểu học gần nhà về tắm rửa cơm nước, lại có gia sư tới dạy con học, anh chị về nhà chỉ cần kiểm tra lại kết quả học tập của con. Những ngày nghỉ hè dài, anh chị dự định thuê thêm một gia sư nữa tới kèm con các ngày trong tuần. “Chỉ cần lên kế hoạch cho mấy ngày cuối tuần thôi, chứ vẫn phải cho bọn trẻ học hành liên tục, cường độ giảm hơn ở lớp một chút nhưng nếu lơi ra là đánh rơi vãi hết kiến thức.
Cùng công ty anh Thanh là chị Hà Minh ở
Hoàng Mai. Chị Hà Minh đồng quan điểm “con phải học liên tục” như anh
Thanh nên đã liên hệ với một trung tâm giảng dạy tiếng Anh có chương
trình học bán trú tất cả các ngày trong tuần để cho con “đi bộ đội”. Chị
Hà Minh chia sẻ “Ở lớp chính quy con cũng được học tiếng Anh nhưng thời
gian còn phải chia cho toán, tiếng Việt. Hè này mình cho con học hoàn
toàn tiếng Anh trong 6 tuần, mẹ vừa không phải lo lắng vì để con ở nhà
mà chắc chắn sau kỳ nghỉ hè tốc độ phản xạ tiếng Anh của con sẽ tăng lên
đáng kể”.
Con nghỉ hè, lo có người trông con đã khó, đừng nói đến việc tìm cho con một mùa hè ý nghĩa. (Ảnh minh họa)
Tuy
nhiên không phải bố mẹ nào cũng sẵn sàng bỏ ra số tiền bằng chiếc xe
máy để cho con học hè như chị Hà Minh. Chị Hương tại Định Công làm công
nhân, nên cứ tới kỳ nghỉ hè là chị gửi con về quê, một nửa thời gian ở
quê nội và một nửa ở quê ngoại. “Cả năm ông bà cứ nhớ cháu, hè đến mình
gửi con về quê cho ông bà cùng chăm, mà các cháu cũng có chút kỷ niệm
tuổi thơ thả diều, đá bóng với các bạn. Ở phố này chẳng có trò gì
chơi”.
Cứ đến hè là cơ quan anh Hiếu ở Mỹ Đình
lại biến thành “nhà trẻ dã chiến”. Các mẹ mang con tới văn phòng, cho
vào phòng họp và cử ra một “đội trưởng” chuyên trách nhiệm vụ trông nom,
giao bài, kiểm tra các em khác. Buổi trưa các mẹ đã mang sẵn đồ ăn cho
các con ăn trưa rồi bố trí chỗ ngủ trưa, chiều lại lặp lại kịch bản buổi
sáng. Các mẹ có chung suy nghĩ “Con ở nhà chỉ xem ti vi và chơi điện tử
hại mắt, mà ra ngoài thì nắng nóng có khi lại ốm thêm.
Hơn nữa để con ở nhà bố mẹ đi làm cũng không yên tâm, chỉ sợ xảy ra vấn đề về an toàn mà không có mặt kịp thời”. Với suy nghĩ như vậy, các mẹ nhất trí cao việc mở nhà trẻ tại cơ quan, mà ban lãnh đạo cũng thông cảm với chị em công sở nên “mắt nhắm mắt mở” cho qua giai đoạn cao điểm mùa hè này. Anh Hiếu kể “Các bố mẹ cơ quan bạn tôi còn chịu chơi hơn, các bố mẹ thuê 2 cô giáo viên dạy tiếng Anh và tiếng Việt, Toán về chia ca dạy các cháu, đến trưa đặt cơm ở một quán ăn gần đó ăn ngay tại văn phòng, chiều lại học năng khiếu như vẽ, đánh cờ, vui đáo để.”
Hơn nữa để con ở nhà bố mẹ đi làm cũng không yên tâm, chỉ sợ xảy ra vấn đề về an toàn mà không có mặt kịp thời”. Với suy nghĩ như vậy, các mẹ nhất trí cao việc mở nhà trẻ tại cơ quan, mà ban lãnh đạo cũng thông cảm với chị em công sở nên “mắt nhắm mắt mở” cho qua giai đoạn cao điểm mùa hè này. Anh Hiếu kể “Các bố mẹ cơ quan bạn tôi còn chịu chơi hơn, các bố mẹ thuê 2 cô giáo viên dạy tiếng Anh và tiếng Việt, Toán về chia ca dạy các cháu, đến trưa đặt cơm ở một quán ăn gần đó ăn ngay tại văn phòng, chiều lại học năng khiếu như vẽ, đánh cờ, vui đáo để.”
Nhiều mẹ có ông bà ở quê thường cho con về chơi với ông bà nhân dịp nghỉ hè. (Ảnh minh họa)
Ngoài
ra gần đây còn rộ lên dịch vụ chăm sóc hè của các cô giáo tiểu học. Học
sinh tiểu học vừa quá bé để có thể tự chăm sóc nếu bị bỏ ở nhà một
mình, lại vừa dễ quên các kiến thức cũ. Nắm bắt được tâm lý này, một số
giáo viên đứng ra thuê địa điểm (của trường, hoặc nhà diện tích rộng),
cùng với một số giáo viên khác nhận chăm sóc học sinh cả ngày. Các cô bố
trí cho con học văn hóa xen kẽ với năng khiếu, mỹ thuật, thuê người nấu
ăn trưa. Với kiến thức chăm trẻ có bài bản, bố mẹ cũng yên tâm hơn để
đi làm.
Không chỉ học sinh tiểu học, các mẹ có
con học tại các trường mẫu giáo công cũng gặp khó khăn khi con được
nghỉ hè. Chị Thủy ở Trần Quý Kiên có con 4 tuổi học trường mẫu giáo Dịch
Vọng nói “May quá trường con mình có nhận trông con trong dịp hè, mình
chỉ cần điền đơn nguyện vọng gửi cô là xong”. Nhưng không phải trường
nào cũng nhận trông con dịp hè, 2 tháng nghỉ hè của con trở thành nỗi lo
lắng của các bậc phụ huynh, nhà thì phải gửi con về quê, nhà thì phải
đón ông bà lên trông cháu, nhà thì phải thuê gấp giúp việc, sinh viên
làm thêm để trông con.
Có nhiều mẹ phải cho con đến công sở cùng mình. (Ảnh minh họa)
Chị
Hà Minh than thở “Chỉ có giáo viên mới được nghỉ hè cùng con, hay nói
cách khác chỉ có con của giáo viên mới có mùa hè đúng nghĩa. Chứ ở thành
phố một bước ra đường, bao nguy hiểm rình rập, mà kể cả ở trong nhà
mình cũng còn không yên tâm. Vì thế đến mùa hè các con được nghỉ xả hơi
thì bố mẹ lại điên đầu nghĩ cách để gửi con đi khắp nơi. Thật đúng là
con thì nhảy cẫng lên khi được nghỉ, còn mẹ thì méo hết cả mặt”.
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ
-
Yêu2 giờ trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.
-
Yêu19 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu1 ngày trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu1 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu1 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu2 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu2 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu2 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu2 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu2 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu3 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu3 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu3 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu3 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!