Mẹ kế lên chăm con dâu ở cữ, khi bà về quê tôi sững sờ nghe vợ tiết lộ bí mật

Một ngày đi làm về tôi thấy vợ ngồi khóc và bà cũng ôm cháu nội khóc.

Năm lên 8 tuổi thì mẹ đẻ của tôi mất vì bạo bệnh. 3 năm sau bố đi bước nữa với người phụ nữ khác và bảo tôi phải gọi là mẹ. Thời điểm ấy mẹ kế của tôi 32 tuổi và đẹp gái. Tuy vẫn ở độ tuổi trẻ nhưng bà không sinh thêm con.

Nhiều lần tôi thấy bố giục mẹ kế đẻ thêm 1 đứa con chung nhưng bà toàn bảo coi tôi như con trai ruột. Bà nói tôi mất mẹ từ sớm nên muốn bù đắp cho những thiệt thòi. Và quả thật nói được mẹ kế làm được. Từ ngày chính thức về làm mẹ của tôi, bà coi tôi như con đẻ, chăm sóc hết lòng. Đến nỗi người lạ đến cứ tưởng tôi là đứa con bà dứt ruột sinh ra.

Thậm chí khi tôi lấy vợ, thời gian đầu đợi xin việc ở thành phố, chúng tôi vẫn sống cùng bố mẹ. Bà chăm sóc con dâu cẩn thận lắm, nhất là khi con dâu ốm đau hoặc lúc mang bầu, ở cữ.

Nghe tôi kể vợ có hoàn cảnh đặc biệt, cô ấy không biết bố mẹ là ai vì lớn lên ở một trại trẻ mồ côi nên bà thương con dâu thiếu thốn tình cảm từ nhỏ nên khi về nhà làm dâu, mẹ kế tôi thương cô ấy lắm. Lúc nào bà cũng dặn con trai phải biết trân trọng, yêu thương vợ, tuyệt đối không được để cô ấy phải buồn phiền chuyện gì.

Được mẹ chồng yêu quý và chăm chút nhưng vợ tôi những ngày mới về nhà chồng còn thân thiết với bố mẹ chồng. Song được vài tháng, thái độ của cô ấy với bà khác hẳn. Vợ tôi còn tỏ ra xa lánh, hay cáu gắt với bà. Khi sắp đẻ con đầu lòng, cô ấy nằng nặc đòi lên thành phố thuê nhà ở trọ dù chưa có đủ điều kiện tìm mua được nhà riêng.

Hành động này của vợ khiến tôi cảm thấy khó hiểu nhưng vẫn chiều theo. Vợ chồng tôi được bố mẹ mua cho căn nhà chung cư 70m2. Tiền mua nhà mẹ kế tôi cho 70%, chúng tôi chỉ phải bỏ ra 30%.

Cứ tưởng khi mua nhà xong vợ tôi ở cữ thì sẽ muốn mẹ chồng ra chăm sóc cho nhưng cô ấy cứ quả quyết không muốn phiền đến bà, khẳng định có thể tự ở cữ được.

Thương vợ ở cữ 1 mình vừa chăm con vất vả, tôi cứ gọi điện nhờ mẹ ở quê lên chăm cho. Bà rất vui vẻ lên chăm con dâu và cháu nội, còn nấu cơm cữ rất ngon miệng, dỗ dành, tắm cho cháu cực khéo léo. Ấy thế nhưng vẫn không làm hài lòng được vợ tôi.

Một ngày đi làm về tôi thấy vợ ngồi khóc và bà cũng ôm cháu nội khóc. Sau đó bà còn thu dọn hành lý đòi về quê sau hơn tháng lên chăm con dâu ở cữ. Vợ tôi cũng không 1 câu ngăn cản và nói gì.

Thấy vậy tôi lấy xe đưa bà ra bến, hỏi nguyên nhân nhất định bà không nói nhưng cứ dặn bảo đừng trách mắng gì vợ vì cô ấy không làm gì sai hết.

Những ngày này sau khi mẹ chồng đã về quê thì tôi thấy vợ vẫn chăm con nhỏ như bình thường nhưng lại rất hay ngồi khóc một mình. Bị chồng bắt gặp là cô ấy đánh trống lảng ngay.

Tới chiều cuối tuần rồi, tôi vừa đi chợ mua ít đồ ăn về định bụng sẽ nấu cho vợ ở cữ 1 món ngon. Khi về nhà không thấy vợ trong phòng nên tôi đi sang các phòng khác tìm cô ấy. Lúc đi qua phòng đọc sách, tôi thấy vợ vừa ôm con nhỏ vừa cầm 1 tấm hình lên xem và khóc nức nở.

Mẹ kế lên chăm con dâu ở cữ, khi bà về quê tôi sững sờ nghe vợ tiết lộ bí mật-1

Tôi còn nghe thấy tiếng khóc rất tội nghiệp của em bảo:

“Con xin lỗi mẹ, lẽ ra con phải nhận mẹ đẻ của mình chứ không phải mẹ chồng như hiện nay nhưng con lại chưa thể chấp nhận được sự thật này”.

Nghe vợ nói bên trong mà tôi sững sờ. Tôi vội chạy vào đỡ và gặng hỏi thì cô ấy mới kể mẹ kế của tôi chính là người sinh ra cô ấy. Năm cô ấy mới hơn tuổi, đã bị bà bỏ lại trại trẻ mồ côi không biết vì lý do gì. Tận khi vợ về làm dâu vài tháng cô ấy mới bất chợt nhìn thấy tấm ảnh cũ của mình được mẹ kế của tôi chụp lúc nhỏ nên mới nhận ra mẹ mình. Nhưng cô ấy không nói cho bà biết điều này vì muốn trừng phạt bà, đợi 1 thời gian nữa mới nói cho bà biết.

Có lẽ chính vì cứ chôn giấu trong lòng bí mật này mà khi bà lên chăm cữ, vợ tôi hay cắm cảu khó chịu khiến bà giận đòi về quê. Giờ biết chuyện, tôi cứ động viên vợ nói cho mẹ biết tất thảy sự thật và hỏi rõ lý do tại sao trước đây bà đã bỏ cô ấy lại trong trại trẻ. Nhưng vợ tôi thì cứ lần lữa, bảo chưa sẵn sàng để nhận lại mẹ đẻ mình.

Mấy hôm nay vợ tôi lại tự chăm mình và con ở cữ. Tôi muốn giúp vợ nhưng công việc bận nên chỉ nấu nướng cho em ăn hàng ngày, còn lại mọi việc em phải lo. Không biết cơm cữ hàng ngày tôi phải nấu như nào để sau sinh vợ mau hồi phục sức khỏe?

Nên nấu cơm cữ hàng ngày thế nào để bà đẻ sau sinh hồi phục sức khỏe nhanh?

Trước đây nhiều người theo quan điểm truyền thống, bà đẻ là phải ăn mặn, ăn khô cho chặt bụng; phải ăn nhiều móng giò, cơm trắng cho lợi sữa. Kiêng hải sản, kiêng đồ chua, kiêng trái cây.

Nhưng hiện nay quan điểm này đã không còn đúng nữa. Sinh xong bà đẻ đã mất sức mà còn ăn uống kiêng khem như vậy thì sẽ rất lâu mới hồi phục.

Ở cữ đúng cách thì các mẹ bỉm sau sinh nên được ăn uống đủ dưỡng chất sau giúp mau hồi phục sức khỏe và lợi sữa:

- Chú trọng ăn uống đủ chất, đa dạng thực phẩm để đáp ứng nhu cầu cơ thể.

- Nên ăn thực phẩm chứa nhiều protein, canxi, chất xơ. Chất béo thì bổ sung từ nguồn động vật lẫn thực vật.

- Ăn nhiều trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất.

- Chuẩn bị thêm bánh trái, ngũ cốc,… để ăn các bữa phụ.

- Ăn những món ăn cho mẹ bỉm có cảm giác ngon miệng. Điều này giúp kích thích tạo nhiều sữa cho bé bú.

- Chỉ kiêng những món không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Đó là các món có tính hàn hay các thực phẩm gây mất sữa. Không ăn các món quá cay, nóng, mặn, món nhiều gia vị hành, tỏi, quế, cà ri,… Không uống cafe, chất có cồn, trà giảm cân.

 

Theo Thời báo VHNT

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisonggiadinh.baophunuthudo.vn/goc-khuat/me-ke-len-cham-con-dau-o-cu-khi-ba-ve-que-toi-sung-so-nghe-tieng-vo-tiet-lo-bi-mat-c74a25981.html

mẹ chồng


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.