Méo mặt vì bị vợ ‘lột’ 100% lương

Vừa đi làm về, anh Thanh đã bị vợ chặn, đòi lục ví, lấy thẻ để ra cây ATM đầu phố rút tiền. Công ty anh Thanh trả lương nhân viên qua thẻ ATM. Mã số thẻ, anh cũng bị vợ ‘ép’ chọn là ngày sinh của hai vợ chồng và cô con gái cho dễ quản lý.

Vừa đi làm về, anh Thanh đã bị vợ chặn, đòi lục ví, lấy thẻ để ra cây ATM đầu phố rút tiền. Công ty anh Thanh trả lương nhân viên qua thẻ ATM. Mã số thẻ, anh cũng bị vợ ‘ép’ chọn là ngày sinh của hai vợ chồng và cô con gái cho dễ quản lý.

Anh Thanh kể, vợ anh bao giờ cũng muốn thu 100% lương của chồng. Anh thắc mắc thì nhận được câu trả lời: “Đàn ông có tiền trong túi không sinh thói nọ thì cũng tật kia. Em chỉ cần để ít tiền trong ví để anh xăng xe, cafe... là đủ”. Thấy vô lý, anh Thanh phản đối nên hai vợ chồng làm mặt lạnh với nhau.

Anh Thanh cho rằng, mình đã trưởng thành nên có quyền tự quản lý đồng tiền do mình làm ra. Anh muốn có một người vợ biết thu vén và chăm lo cho gia đình, chứ không phải một người vợ lúc nào cũng nhăm nhằm nghĩ cách quản ví của chồng. Hơn nữa, có những khoản ngoài lề như cho bạn bè vay, mua quà biếu bố mẹ, cho cháu mình mà anh Thanh cứ phải trình bày rồi chờ xin vợ “rót quỹ” thì thể nào cũng bị cằn nhằn, ngăn cản. Như thế thì anh thấy không gò bó, bị gượng ép, không thoải mái và vui vẻ được. Thế nhưng vợ anh không chịu. Lúc nào, vợ anh Thanh cũng muốn điều tra, truy xét rồi tìm cách giữ toàn bộ số lương của chồng. Vì yêu vợ và muốn nhà cửa yên ấm nên anh Thanh mới chịu nhường vợ nhưng trong lòng lại rất ấm ức.



Cũng bị vợ tháng nào “tịch thu” lương tháng ấy là anh Nam (TP HCM). Có lần, được tăng lương nhưng giấu vợ, anh Nam lén nhét một ít tiền vào trong tất. Thế rồi cũng bị vợ “lần” ra. Mỗi tuần, anh được vợ phát cho 200 nghìn đồng tiền đổ xăng, thêm 300 nghìn nữa gọi là uống nước. Ba bữa cơm chính, anh ăn ở nhà, điện thoại chuẩn bị hết tiền thì vợ anh tự giác mua thẻ nạp cho, quần áo, giày tất thứ nào của anh cần thay hay mua mới, anh cũng được vợ lo cho hết.

Một lần, có cậu bạn ở miền Trung bảo sẽ vào chơi làm anh Nam lo ngay ngáy, không biết lấy tiền đâu để đãi bạn khi trong túi chỉ còn 50 nghìn đồng.

‘Nghệ thuật’ để chồng vui vẻ ‘nộp’ lương

Phụ nữ thường được gắn với thiên chức “tay hòm chìa khóa” trong nhà. Chính vì lẽ đó, chuyện trong gia đình, người vợ giữ lương của hai vợ chồng rồi quán xuyến chuyện chi tiêu là khá phổ biến. Tâm lý làm vợ lúc nào cũng muốn biết chồng mình kiếm được bao nhiêu, chi tiêu vào những việc gì, có quỹ đen khuất tất hay đem tiền làm gì mờ ám không... Từ đó, mới nảy sinh mong muốn là “thâu tóm” hết tiền lương, thưởng, thậm chí cả những khoản thu nhập khác mà chồng có. Nếu người vợ hay nghi ngờ (lúc nào cũng sợ chồng có tiền sinh hư) rồi làm chồng ngột ngạt trong chi tiêu thì dễ khiến gia đình.

Cách quản lý chi tiêu thế nào còn tùy thuộc vào từng cặp vợ chồng. Quan trọng là cả hai cùng bàn bạc, đi đến thống nhất và tôn trọng, tin tưởng nhau. Nếu người vợ cứ bắt ne bắt nẹt vì chồng mua quà biếu bố mẹ chồng, đãi bạn bè hay sắm vài thứ điện tử mới... thì hẳn là người chồng sẽ thấy cực kỳ khó chịu. Còn bản thân người vợ cũng không vui vẻ nổi.

Thứ gì mỗi bên có thể tự ý mua, thứ gì cần vợ chồng cho ý kiến rồi mới mua cũng cần vợ chồng thống nhất ngay từ đầu. Tránh tình trạng cố chịu đựng để chồng (vợ) quản lý tiền nong hà khắc hoặc trở nên vô trách nhiệm với gia đình. Tốt nhất hàng tháng, đôi bên nên thỏa thuận khoản đóng gió chung mà một khoản được chi tiêu riêng, tùy vào điều kiện của hai vợ chồng.

Để chồng tự nguyện “nộp” nhiều hơn cho vợ thì người vợ cũng cần tâm lý. Bản thân chị em cần chứng tỏ cho chồng thấy mình là người khéo thu vén. Tránh tiêu pha hoang phí khiến chồng xót ruột rồi sợ đưa tiền cho vợ giữ vì nghĩ vợ không có khả năng tiết kiệm. Cũng tránh keo kiệt hay chi li quá vì người chồng cũng sợ “gửi tiền vợ rồi lúc cần rút lại khó”.

Đồng thời, cần luôn tâm lý tế nhị. Nếu làm căng, ép buộc chồng phải đưa hết tiền thì có thể người chồng muốn nhường vợ nên cũng đưa nhưng lại đưa không... hết. Hoặc người chồng sẽ chống đối bằng cách đi ngược lại, quyết không đưa tiền cho vợ. Tâm lý con người càng bị truy ép gắt gao phải làm gì đó thì càng muốn vùng vẫy để thoát ra ngoài. Một khi người chồng không cởi mở và tin ở vợ thì vợ muốn biết chồng kiếm được bao nhiêu, muốn chồng vui vẻ đưa tiền cho vợ giữ là cực kỳ khó.

Theo Ngọc Bình
Mevabe



Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.