- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhiều phụ nữ mắc kẹt với cảnh bị ngược đãi trong hôn nhân
“Tôi cũng có lỗi” hay “Chỉ lần này mới vậy” rồi “Anh ấy sẽ thay đổi”, là những câu nói phổ biến Tiến sĩ Geraldine Tan thường nghe từ các nạn nhân bị lạm dụng trong hôn nhân.
Theo Channel News Asia, sự lạm dụng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức từ lời nói, cảm xúc đến tâm lý, thể chất hay thậm chí gây áp lực thông qua tài chính.
Sự lạm dụng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức từ lời nói, cảm xúc đến tâm lý, thể chất.
“Phổ biến nhất là hành hạ về tâm lý và thể chất. Ban đầu, nó sẽ được thể hiện bằng các hành vi gây hấn, dù điều đó hướng đến bạn hay người khác thì đây vẫn là một dấu hiệu đáng cảnh báo”, Shriveen Naidu, luật sư về gia đình và ly hôn tại Withers KhattarWong, cho biết.
Những nạn nhân tiến sĩ Geraldine Tan, giám đốc kiêm nhà tâm lý học tại The Therapy Room, từng tiếp xúc thường là những người có học thức, thông minh và tài giỏi trong công việc. Tuy nhiên, bà cho biết nghịch lý là họ hoàn toàn bất lực khi đối mặt với việc bị ngược đãi ở chính ngôi nhà của mình.
Nhiều nạn nhân bị ngược đãi trong hôn nhân chọn cách im lặng vì sợ bạn đời gặp rắc rối.
Muôn kiểu lạm dụng trong hôn nhân
Lim Fung Peen, luật sư gia đình tại Yuen Law LLC, nói: “Định nghĩa thuật ngữ 'abuse' (tạm dịch: lạm dụng) trong hôn nhân rất phức tạp và có tính chủ quan. Tôi biết nhiều phụ nữ đã chịu cảnh ngược đãi trong nhiều năm. Luôn có nhiều lý do khiến họ không thể thoát ra. Họ không muốn chồng mình gặp rắc rối”.
Luật sư Naidu cho hay có nhiều dấu hiệu cho thấy người phụ nữ đang bị lạm dụng.
Khi người chồng nói những lời thiếu tế nhị, không tôn trọng hoặc hạ thấp vợ mình, đó có thể là biểu hiện của sự lạm dụng bằng lời nói. Còn ngược đãi tâm lý thường được nhận thấy qua việc kiểm soát quá đà.
“Họ sẽ cố gắng hạn chế bạn gặp người thân, bạn bè và luôn đòi hỏi được biết vị trí, lịch trình cụ thể của bạn. Đôi khi việc lạm dụng tâm lý còn xuất hiện dưới hình thức nhắn tin liên tục. Điều này sẽ làm tinh thần người phụ nữ bị suy sụp. Thậm chí, có nhiều hình thức thao túng tâm lý rất tinh vi và khiến nạn nhân tin rằng tất cả là lỗi của họ và bản thân xứng đáng bị như vậy”, Tan bổ sung.
Hành vi thao túng tâm lý trong hôn nhân ngày càng trở nên tinh vi và khó nhận diện hơn.
Theo Naidu, bất kỳ điều gì gây nên sự sợ hãi bao gồm cả việc đe dọa, chửi bới và đánh đập đều được coi là lạm dụng thể chất. Ngay cả khi người trực tiếp gánh chịu điều đó là con cái hay một thành viên khác trong gia đình, nó vẫn sẽ tạo ra một môi trường không lành mạnh khiến cho người vợ gặp ám ảnh và hoảng sợ.
Thêm vào đó, hành vi chiếm giữ tài sản và từ chối chu cấp cho vợ cũng như con cái của mình sẽ được coi là lạm dụng tài chính. Luật sư Lim ví dụ về trường hợp nhiều phụ nữ phải cố gắng bươn chải để nuôi con, trong khi không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ chồng.
“Hãy tìm sự giúp đỡ chứ đừng đau khổ trong im lặng”
“Điều đầu tiên bạn cần phải làm khi cảm thấy nguy hiểm đó là chia sẻ trực tiếp với người thân hoặc bạn bè. Hãy chia sẻ cho họ biết những gì bạn đã phải trải qua cả về lời nói hoặc thể chất”, Naidu đưa ra lời khuyên.
Cô cho rằng điều này sẽ giúp những người xung quanh biết được tình trạng khó khăn của nạn nhân và có thể giúp đỡ hoặc can thiệp kịp thời. Không chỉ vậy, trò chuyện với những người thân yêu cũng là một cách để giải tỏa tinh thần cũng như giúp xóa đi cảm giác tiêu cực.
Cô nói thêm: “Họ cũng có thể cùng bạn đối mặt với kẻ bạo hành và đóng vai trò như một nhân chứng. Nếu cảm thấy mình sự an toàn của mình bị đe dọa, hãy mang theo những đồ đạc quan trọng và cùng con rời khỏi nơi đó ngay lập tức. Phải dọn hết đồ đạc như thể bạn sẽ không bao giờ quay trở lại nữa”.
Cách tốt nhất để thoát ra khỏi cảnh bị lạm dụng là đứng lên tìm sự giúp đỡ.
Trong trường hợp nguy hiểm cận kề hoặc đã có những tổn thương về mặt thể chất, nạn nhân cần báo cảnh sát càng sớm càng tốt.
Lim cho biết: “Điều này nhằm đảm bảo họ sẽ được cung cấp sự chăm sóc y tế phù hợp. Đồng thời cũng có được một báo cáo y tế chính xác để làm bằng chứng hữu ích khi ra tòa”.
Naidu chia sẻ đối với nạn nhân bị lạm dụng về lời nói, họ nên nói chuyện với một cố vấn trước hoặc nhận tư vấn pháp lý với luật sư có chuyên môn, bởi họ sẽ có kinh nghiệm thực tế để đưa ra lời khuyên phù hợp.
“Hãy tìm sự giúp đỡ chứ đừng đau khổ trong im lặng. Nhiều nạn nhân thường chịu đựng những gánh nặng một mình. Hãy nói chuyện với người có thể giúp bạn thoải mái hơn”, cô tâm sự.
Theo Zing
-
Yêu13 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu19 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu1 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu1 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu1 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu2 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu2 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu2 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu2 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu2 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu3 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu3 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu3 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!
-
Yêu3 ngày trướcLy hôn, người vợ mới ngỡ ngàng phát hiện 'quỹ đen' khủng của người chồng...