‘Trốn’ ăn cưới thời bão giá

Thiệp mời cưới đến tay Liên lập tức được phân loại xem là “cấp” khách sạn hay nhà hàng, nếu làm ở nhà hàng thì đi, còn khách sạn thì… gửi.

Thiệp mời cưới đến tay Liênlập tức được phân loại xem là “cấp” khách sạn hay nhà hàng, nếu làm ở nhàhàng thì đi, còn khách sạn thì… gửi.

>>

Mùacưới năm nay cũng là giai đoạn giá cả tăng chóng mặt. Đang lo lắng cắt giảmchi tiêu, nhiều người thêm “méo mặt” khi liên tiếp nhận được thiệp cưới.

“Gửi” là quốc sách

‘Trốn’ ăn cưới thời bão giá

Nhiều nhà vô cùng lo lắng khi nhận được thiệp mời đám cưới

Cầm ba cái thiệp trong tay,Thịnh (29 tuổi, kế toán một công ty ở Lò Đúc, Hà Nội), cười với đồng nghiệp:“Phải gửi thôi, thời gian đâu mà đi, hôm qua bà xã cũng được phát hai cáirồi”. Thực ra, cái Thịnh thiếu không phải là thời gian, mà là tiền phongbì. Ở tuổi của Thịnh, bạn bè cưới nhiều, nên hai vợ chồng cứ bị “đưa trát”suốt. Thu nhập không đến nỗi thấp nhưng với tần suất mời này thì lương bổngnào cũng không lại, nên anh chọn giải pháp “gửi” cho  tiết kiệm.

Nếu đi thì phong bì300.000, gửi thì 200.000 thôi, đỡ được 1/3 rồi”, Hồng Liên, 35 tuổi, nhàở Nam Đồng, Hà Nội, nói. Chị cho biết, hễ cầm cái thiệp mời là chị ngó ngayxem tiệc cưới được tổ chức ở đâu, nếu ở nhà hàng thì xét quan hệ thân sơ đểquyết định đi hay không, còn khách sạn thì dứt khoát là gửi: “Cưới ởkhách sạn phải mừng ít ra cũng 500.000 đồng, vài đám như thế thì treo niêucả tháng”.

Các chàng trai, cô gái mới đi làm hay những người về hưu thì có thêm giảipháp “lờ đi” khi “bị” mời cưới quá nhiều, bởi ngay cả “gửi” cũng không xuể.“Ai cũng biết tôi chỉ có lương hưu, mời tôi không đi được chắc cũng chả nỡtrách, mà trách thì cũng đành chịu”, ông Hưởng, nhà ở tập thể Quỳnh Mai,Hà Nội, tâm sự.

Đám cưới nào có nhiều bạn bè,hàng xóm cũng được mời, ông chọn giải pháp gửi phong bì tập thể, lẽ ra gửithì 200.000 đồng nhưng phong bì chung toàn các cụ hưu trí thì có khi chỉ mỗingười 100.000 thôi.

Ăn cưới thì phải đi... mộtmình

Ngày trước mỗi khi có đámcưới, vợ chồng mình toàn dung dăng dung dẻ cùng đi. Giờ thì đố dám. Mìnhnghèo mà không hiểu sao người mời cưới toàn người sang, cứ chơi khách sạnxịn, mà toàn những đám không trốn được. Ai mời cũng nhiệt tình dặn là mangcả anh xã với các cháu cùng đi cho vui nhé. Nghĩ đến chuyện thêm anh xã làphong bì một triệu, sợ xanh cả mặt”, Thu Thủy, nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội,tâm sự.

‘Trốn’ ăn cưới thời bão giá

Thời bão giá, thật khốn khổ với phong bì mừng cưới

Nhà anh Thiên, Văn Quán, HàNội, cũng quán triệt, mới chồng chồng đi, mời vợ vợ đi, còn nếu là ngườiquen chung thì phải có một người “bận công tác”. Thiên bảo: “Mấy nămtrước lương mình 6 triệu đồng, phong bì đám cưới 200.000 đồng, nay lươngmình vẫn 6 triệu đồng, phong bì 300.000 – 500.000, trong khi đó giá cái gìcũng tăng. Vợ chồng cùng nhau đi cưới thì hạnh phúc, hãnh diện thật nhưng…thôi”.

Vì thế nên mới có chuyện dobàn bạc với nhau không kỹ, vợ Thiên đến đám cưới một người họ hàng thì mớihay chồng mình cũng đã đến rồi, thế là nói với chồng mấy câu rồi… chuồntrước khi cô dâu chú rể kịp ra chào hỏi. Lần khác, Thiên cũng chuẩn bị đi ăncưới thì nhận được điện thoại của vợ: “Anh đang làm gì thế?”. “Đang chuẩnbị đi cưới con cô Hạnh đây”. “Ối, em tưởng là em đi, may gọi cho anh khôngthì chết”.

Không dám mời vì… thương

Người được mời cưới sợ đãđành, ngay người mời cũng thấy ngại. Hồng Nhung, 26 tuổi, nhà ở Cầu Giấy, HàNội, người sẽ cưới trong tháng 12 này, tâm sự: “Lên danh sách khách mời đauđầu phết. Có những người em biết là khó khăn, phải đi cưới cũng khổ lắm,nhưng không mời thì sợ thiếu tôn trọng người ta, mà mời thì sợ ‘bần cùng hóa’người ta, chẳng biết nên thế nào”.

Cuối cùng, Nhung chọn giảipháp là thu hẹp đám cưới, lúc đầu định làm 50 mâm nhưng sau rút còn 30 thôi,còn lại phát giấy báo hỉ. “Coi như mình chỉ mời tiệc trong phạm vì nhỏnên ai không được mời thì vừa nhẹ cả người vừa đỡ phải ‘lăn tăn’, mà em cũngđỡ mệt vì tiếp khách, ít lo thừa cỗ hơn”.

Còn ông Huân, nhà ở quận HaiBà Trưng, Hà Nội, lúc đầu định tổ chức cưới cho con gái ở một khách sạn khásang để tương xứng với nhà trai, cũng vì con ông là con một nên “cắn răng”được. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, ông quyết định đặt tiệc ở nhà hàng. “Bạn bè,anh em toàn thu nhập trung bình, mình làm khách sạn, họ phải bỏ phong bì dày,thế thì mình làm khó họ quá. Hoặc họ ngại nên không dám đến, chỉ gửi phongbì thôi thì đám cưới cũng mất vui”, ông Huân chia sẻ.

Cũng vì nghĩ đến sự khó khăncủa khách mời mà gia đình bà Hường (Liễu Giai, Hà Nội) gặp rắc rối khi cướicon đầu lòng. Do tổ chức ở một khách sạn hạng sang nên để khách khỏi “lăntăn” chuyện “đi mừng” như thế nào cho xứng đáng, họ in trên thiếp mời mộtdòng chữ nhỏ: “Quý khách không cần mang theo tiền mừng hay quà cưới”.Vì dòng chữ thêm vào này mà ông bà phải chịu bao nhiêu lời ong tiếng ve,những câu mắng vốn, cạnh khóe vì nhiều người cho là ông bà giàu nên khinhthường họ. Thế nên đám cưới cậu con út sắp tới, rút kinh nghiệm, bà Hường sẽtổ chức ở một địa điểm “vừa phải”, mời số khách “vừa phải”.

“Đám cưới là ngày hạnhphúc. Nếu người ta đến chia vui với gia đình mình mà phải khó xử, phải đauđầu nghĩ ngợi thì cả hai bên đều khổ cả”, bà Hường nói.

Theo Lam Giang
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.