- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vợ mới và con riêng: Ai quan trọng hơn?
Một trong những vấnđề thường gặp nhất trong các gia đình hiện nay: mối quan hệ giữangười vợ thứ hai và đứa con từ cuộc hôn nhân đầu tiên. Ai quan trọnghơn? câu hỏi không dễ trả lời với bất kỳ người đàn ông nào!
Một trong những vấnđề thường gặp nhất trong các gia đình hiện nay: mối quan hệ giữangười vợ thứ hai và đứa con từ cuộc hôn nhân đầu tiên. Ai quan trọnghơn? - câu hỏi không dễ trả lời với bất kỳ người đàn ông nào!
Hai người phụ nữ (ngườivợ đầu tiên và người thứ hai) thường bực tức với nhau về thời gianrảnh của người đàn ông. Tất cả những điều xấu nhất trong mối mâuthuẫn ấy chính đứa trẻ của cuộc hôn nhân đầu sẽ phải gánh chịu. Vàvì thế, hãy nghe lời khuyên của nhà tâm lý người Nga MikhailKhatarov: xây dựng mối quan hệ làm sao để trẻ không trở thành nạnnhân của "trò chơi người lớn", và những gì bạn cần làm để giữ gìncuộc hôn nhân thứ hai.
Mọi người đều cóvị trí của mình
Anh Vladic C., 32tuổi: "Tôi có đứa con trai bảy tuổi từ cuộc hôn nhân đầu tiên, mùahè năm ngoái cháu muốn được chuyển về sống với tôi. Mẹ của nó đã kếthôn lần nữa và nó không thích người cha dượng của mình. Nhưng lúc đó,tôi cũng đã kết hôn lần thứ hai. Vợ của tôi không thích chuyện đó vàbây giờ cô ấy nói rằng, nếu chúng tôi không có con trong năm nay, côấy sẽ không sống với tôi nữa. Tôi và cô ấy đã lấy nhau được hai năm.Tôi sợ rằng con trai tôi cảm thấy nó là người thừa. Tôi mệt mỏi vìbị giằng xé giữa con và vợ.. "
Xây dựng mối quan hệ làm sao để trẻ không trở thành nạn nhân của "trò chơi người lớn |
Chị Anna K., 25 tuổi:"Con trai của chúng tôi được một tuổi rưỡi. Chồng tôi còn có mộtđứa con từ cuộc hôn nhân đầu tiên của mình, con bé mười hai tuổi.Chúng tôi thường xuyên cãi nhau chỉ vì con bé. Lý do:. Anh ấy gầnnhư sống cho cả hai gia đình, anh ấy không thể hoàn toàn cắt đứtvới người vợ đầu tiên của mình, cô ta liên tục gọi anh, dù có hoặckhông có lý do. Có vẻ như anh ấy cho rằng tôi đã có thái độ sai vớicô con gái của anh ta, còn khi tôi hỏi: tôi làm gì sai thì anh ta imlặng. Anh ấy làm việc muộn, và đi rất sớm. Vào ngày nghỉ duy nhấttrong tuần, anh ấy muốn đưa con gái đi chơi. Nhưng chúng tôi cũngcần một người cha và một người chồng... Giờ đây tôi bắt đầu muốnkhùng. Chồng tôi muốn ly hôn vì cô con gái của mình"
Trên đây là hai trongsố các bức thư gửi về cho nhà tâm lý với những cái nhìn từ những gócđộ khác nhau về cùng một vấn đề: Sự căng thẳng trong tam giác quanhệ: người vợ đầu tiên - người vợ thứ hai - người đàn ông". Chúng tahãy cố gắng tìm hiểu các tình huống, và để làm điều này, chúng tacần phải xác định lại các khái niệm về "hệ thống gia đình". Nó là gì?
Hệ thống gia đình cóthể giống như một cây gia hệ, nếu bạn vẽ nó ra trên một tờ giấy. Nóbao gồm:
Người mà chúng đangvẽ cây gia hệ.
Tất cả các anh em,chị em, bao gồm cả những đứa con ngoài giá thú của cha mẹ
Cha mẹ, anh chị emcủa cha mẹ và gia đình họ, kể cả ông bà.
Vợ hay chồng (lần đầutiên, thứ hai, thứ ba) cũng như các mối quan hệ tình cảm có ý nghĩavới họ mà vì những người đó bạn phải ly hôn hoặc các mối quan hệ cócon cái
Trên hệ thống cây giađình đó đều phải có mặt cả người vợ đầu tiên và người thứ hai. Nếubạn nhìn vào sơ đồ đó, bạn sẽ thấy rõ ràng rằng tất cả mọi người đềucó vị trí của mình. Mỗi người vợ cũng có vị trí của mình. Tất cảnhững đứa con của cuộc hôn nhân thứ nhất mãi mãi ở vị trí của nó.Cũng như con cái của cuộc hôn nhân thứ hai của mình cũng có vị trí riêng.
Khi nói về hệ thốngnày, nhà tâm lí cố ý không sử dụng định nghĩa “ vợ cũ", bởi vì trong hệ thống gia đình không có gì là "cũ", nó bao gồm tất cả cácthành viên, ngay cả người đã chết. Và như vậy, sẽ phải có cả ngườivợ đầu tiên, thứ hai và thứ ba… Nhưng không phải tất cả “bước lênkhán đài” cùng lúc, mà theo thứ tự.
Khi ly dị, người ta khôngcòn là vợ chồng, nhưng họ vẫn luôn luôn là người chồng đầu tiên vàngười vợ đầu tiên trong hệ thống gia đình chung. Và cũng như thế, họsẽ luôn luôn là cha mẹ của con cái. Qui luật của hệ thống gia đìnhlà: những người đến sau cần tôn trọng người có mặt trước đó.
Điều này có nghĩa làngười vợ đầu tiên luôn luôn ở vị trí của mình. Người vợ thứ haikhông thể chiếm vị trí của người thứ nhất, nơi cô giữ vị trí thứ hai.Nếu người vợ thứ hai hiểu được điều này thì cuộc hôn nhân của cô ấysẽ ổn định. Nếu không hiểu và luôn cố gắng dành vị trí không thuộcvề mình, cuộc hôn nhân ấy sớm hay muộn sẽ sụp đổ.
Điều này cũng có ýnghĩa tương tự với các con cái. Nếu vợ (chồng) không tôn trọng nhữngđứa con của cuộc hôn nhân đầu tiên của người kia và muốn con chungcủa họ được coi trọng hơn, điều ấy tất sẽ dẫn đến ly hôn. Đứa trẻđầu tiên sẽ luôn luôn là đứa trẻ đầu tiên. Những đứa con sau cũng cóchỗ của mình. Nếu bạn cố gắng "đẩy" con bạn vào vị trí không thuộcvề nó – bạn cũng đang đào lỗ chôn cuộc hôn nhân của chính mình.
Điều này là lờikhuyên của nhà tâm lí dành cho Anna. Bạn muốn bảo vệ cuộc hôn nhâncủa bạn thì hãy tôn trọng người vợ đầu tiên và cả đứa con đầu tiêncủa chồng. Hãy để chồng mình tự quyết định xem anh ấy cần bao nhiêuthời gian để lo cho con. Một số phụ nữ hoảng sợ khi nghe lời khuyênđó.
"Thế thì anh ấy sẽkhông thể tự hạn chế được. Anh ấy sẽ bị lôi kéo và chỉ dành thờigian cho họ, nếu tôi không giữ anh ấy lại! " - Họ nói. Nhưngthực tế không phải vậy. Nếu bạn cố gắng buộc một người lại, anh tasẽ cố gắng trốn thoát. Còn ai được tự do, họ sẽ không việc gì phảivẫy vùng và như thế mọi việc dần dần sẽ được cân bằng: người đàn ôngsẽ tự nguyện chia thời gian cho đứa con từ cuộc hôn nhân đầu tiêncủa mình và cho gia đình thứ hai.
Điều chúng ta có thểkhuyên người đàn ông trong tình hình này là: đừng đầu hàng những đòihỏi và yêu cầu vô lý. Ví dụ, trong câu chuyện của Vladic C., vợ anhta muốn mình có được vị trí duy nhất, nhưng cô ta không có quyền đó.Chỉ có sự tôn trọng người phụ nữ đầu tiên của chồng và đứa con đầutiên thì cuộc hôn nhân của họ mới ổn định. Nếu không, sự chia taychỉ là vấn đề thời gian và lòng kiên nhẫn.
Ai quan trọng hơn? - câu hỏi không dễ trả lời với bất kỳ người đàn ông nào |
Cuộc hôn nhân thứ haichỉ có thể xảy ra sau cuộc hôn nhân đầu tiên. Đặc biệt trong trườnghợp mối quan hệ dẫn tới một cuộc hôn nhân thứ hai được bắt đầu từkhi cuộc hôn nhân thứ nhất còn tồn tại. Để bắt đầu cuộc hôn nhânmới, hai vợ chồng cần phải nhận phần lỗi của mình: hạnh phúc của họcó thể là nỗi đau khổ của người vợ đầu tiên và đứa con đầu tiên(cũng như của người chồng đầu tiên nếu người phụ nữ cũng đã kếthôn).
Sự công nhận này sẽphải phát triển thành lòng tôn trọng. Đôi khi điều đó là rất khókhăn vì người phụ nữ bị bỏ rơi có thể nói và làm một cái gì đó màbạn khó tôn trọng họ. Nhưng bạn cần hiểu rằng họ có thể làm thế vìtuyệt vọng. Đôi khi người vợ thứ hai và người chồng cảm thấy nhẹnhõm nghĩ: "Nếu cô ấy cư xử thế thì chúng ta coi như chẳng có lỗi gìnữa, ly hôn là đúng, làm sao có thể sống với người này". Những ýnghĩ như thế này là rất nguy hiểm. Sự tôn trọng đối với người vợ đầutiên là cần phải giữ gìn, và sau đó sớm hay muộn bạn sẽ nhận đượcnhững điều tốt đẹp cho mình".
Olia., 24 tuổi:"Ngườiyêu của tôi đã ly hôn nửa năm, con trai của anh 1 tuổi rưỡi. Anh ấyrất yêu nó và thường đến thăm nó vào mỗi chủ nhật. Tôi không ngăncản việc đó, nhưng vợ cũ của anh ấy vẫn còn yêu anh ấy. Cô ấyluôn gọi để hỏi cuối tuần anh ấy có về không, cô ấy còn viết cho anhấy đủ mọi thứ linh tinh về con, rằn g nó té ra sao, nó bò như thếnào.
Tôi vô cùng khóchịu! Có vẻ như khi anh về, cô ta vui cho bản thân hơn là cho contrai mình. Cô ta còn nói rằng sẽ chờ đợi anh ấy cho đến khi nào anhấy nghĩ lại. Cô ta luôn cố gắng tìm mọi kẽ hở trong mối quan hệ củachúng tôi và làm cho chúng tôi mâu thuẫn. Anh ấy trấn an tôi bằngmọi cách, thề rằng sẽ không bao giờ quay trở lại với cô ta, rằng anhchỉ yêu tôi và không còn cần ai khác nữa. Nhưng tôi phát điên lênkhi anh về nhà".
Hãy cư xử thật khéo làm sao để cả vợ mới và con riêng cho cả hai bên không tổn thương |
Đây là một câu chuyệnđiển hình về mối lo lắng của người vợ thứ hai hoặc bạn gái mới củangười đàn ông. Cư xử thế nào với người vợ đầu tiên và con của anh tađể bảo vệ mối quan hệ với người yêu đây?
1. Bạn nên chấp nhậnanh ấy cùng với cuộc hôn nhân trước và con của anh ấy. Quá khứ làđiều không thể thay đổi. Nếu bạn không chấp nhận quá khứ của anh ấy,điều đó có nghĩa là bạn không chấp nhận anh ấy hoàn toàn ("yêu chỗnày, không yêu chỗ kia"). Bạn biết về quá khứ của chồng và phải sốngcùng với nó.
2. Bạn phải nhớ rằngvợ cũ của anh ấy không có nghĩa vụ quan tâm đến trạng thái tinh thầncủa bạn. Những quyền lợi của cô ấy chẳng liên quan gì đến bạn. Cô ấykhông quan tâm đến bạn và bạn đừng hy vọng vào điều đó.
3. Nếu bạn khó chịuvới cô ta, cảm giác này là không nên có và bạn không nên thể hiện nóra ngoài. Nếu bạn làm thế, cô ta sẽ trở thành nạn nhân. Bạn nên xâydựng những mối quan hệ tốt vì lợi ích của cô ta và con cô ta. Hãyđối xử với họ bằng trách nhiệm và sự tôn trọng.
4. Chồng bạn và vợ cũcó quyền giao tiếp với nhau để chung sức giáo dục con họ. Hơn nữa,họ cần phải làm thế để bảo vệ hạnh phúc của con. Người vợ đầu tiêncó quyền gọi điện thoại về nhà của bạn, nói với cha của đứa bé vềnhững gì xảy ra với con họ và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. Hãybình tĩnh với điều ấy.
5. Đừng ngăn cản, hạnchế việc chồng bạn chăm sóc con mình. Hãy cố gắng giao tiếp với trẻ,nhưng chỉ là giao tiếp, chư không phải là quà cáp, bánh kẹo hay đồchơi. Nếu bạn làm thế, người vợ đầu tiên sẽ không cho con mình quanhệ với bạn. Điều này đặc biệt quan trọng trong năm đầu tiên sau khily hôn. Đừng cố gắng và đừng tự ái, hãy để anh ấy được một mình vớicon.
6. Hãy nhớ rằng ngườiđàn ông vì lợi ích của người vợ thứ hai mà từ bỏ mọi liên lạc với vợcũ và con mình là người đàn ông phụ thuộc và dễ điều khiển. Một ngàynào đó, anh có thể làm tương tự như thế với bạn. Tốt hơn nhiều nếungười đàn ông trong các cuộc hôn nhân thứ hai có một thái độ bảo vệquyền làm cha đối với đứa con từ cuộc hôn nhân đầu tiên của mình, vàbiết xây dựng một " quan hệ văn minh" với người vợ đầu tiên.
7. Nếu bạn sinh con,đừng bắt anh ta coi con bạn là quan trọng hơn so với những đứa concủa cuộc hôn nhân đầu tiên. Thường phụ nữ hay nói: "Bây giờ em vàcon cần anh nhiều hơn nó (con đầu tiên)" Bạn không có quyền yêu cầucho con bạn vị trí đã thuộc về con người khác. Người cha có thể giaotiếp với con riêng của mình, giống như với con của bạn
Thông thường, đứa trẻchỉ là cái cớ của cuộc chiến giữa "quá khứ" và "hiện tại". Người đànông đứng ở giữa, trong một vai chính. Một vài người thích như thế,nhưng thông thường vai trò này vô cùng khó chịu đối với nam giới.Nếu cuộc chiến ấy vượt quá giới hạn hợp lý, cuộc hôn nhân thứ hai sẽbị đe dọa, nhưng người vợ đầu tiên cũng không ghi được điểm nào.Quan trọng nhất, trong những mối quan hệ như thế, là trẻ em sẽ bịảnh hưởng - cả những đứa trẻ trong cuộc hôn nhân đầu tiên và thứhai.
Để xây dựng mối quanhệ tốt với cả hai người phụ nữ, bảo vệ cuộc hôn nhân thứ hai vàquyền lợi của con mình, người đàn ông có thể làm theo những lờikhuyên sau đây.
1. Khi bước vào mộtcuộc hôn nhân thứ hai, đừng quên rằng bạn và người vợ đầu tiên vẫncòn là cha và mẹ của con mình.
2. Hãy đối xử tôntrọng với người vợ đầu tiên của mình, dù cô ta có cư xử tồi tệ đếnthế nào sau khi chia tay.
3. Hãy khuyến khích và hỗ trợ những nỗ lực của người vợ thứ hai giao tiếp với đứa con từcuộc hôn nhân đầu tiên của mình. Thật tuyệt nếu mối quan hệ ấy tốt,nhưng cũng đừng yêu cầu cô ấy phải yêu thương và coi con riêng chồngnhư con mình. Hãy khen ngợi và ghi nhận những nỗ lực của vợ thứ haitrong việc thiết lập quan hệ với con mình.
4. Cố gắng làm chocác mối quan hệ được rõ ràng, minh bạch. Thường người vợ thứ hai sẽghen tuông với người đầu tiên, lo lắng rằng bạn sẽ quay lại với vợcũ, và vì thế cô sẽ cố gắng hạn chế sự tiếp xúc của bạn với con cáitừ cuộc hôn nhân đầu tiên. Hãy cố gắng thuyết phục người vợ mới củamình rằng cô ấy đối với bạn bây giờ là quan trọng hơn cả. Nếu cô ấytin rằng bạn đối xử với người vợ đầu tiên chỉ như là với mẹ của conmình, cô ấy sẽ có thái độ thoải mái hơn đối với con bạn cũng như vớivợ cũ của bạn.
5. Bạn phải hiểu rằngngười vợ thứ hai sẽ không bao giờ coi con riêng của bạn giống nhưcon mình. Và bạn cũng đừng làm mọi chuyện rối tung với sự nhầm lẫncủa chính mình: Với cô ấy, con cô ấy mới là đứa đầu tiên, còn conriêng của bạn là một nhánh khác của cuộc hôn nhân khác.
6. Khi một đứa trẻđược sinh ra từ cuộc hôn nhân thứ hai, không ít người đàn ông lolắng rằng con riêng của mình sẽ có cảm giác thừa. Hãy nói với nó:"Với bố, con luôn là đứa con đầu tiên" . Hãy giúp cho con phânbiệt “đầu tiên” và “quan trọng nhất”. Điều này sẽ giúp con bình tĩnhvà cảm thấy mình vẫn được yêu thương.
Tất cả những lờikhuyên trên được xây dựng dựa trên một phương pháp tiếp cận hệthống và phương pháp gia đình của tiến sĩ tâm lý Bert Hellinger.Điều quan trọng là phải hiểu rằng cảm giác tội lỗi sẽ nấp dưới mặtnạ của niềm tự hào và sự khó chịu với mối quan hệ trong quá khứ. Vớiđiều này, B. Hellinger đã viết: "Các mối quan hệ mới sẽ tốt hơn nếumọi người thừa nhận sai lầm của mình, và thừa nhận rằng không nênchối bỏ cảm giác tội lỗi. Nhờ đó, mối quan hệ mới sẽ sâu sắc hơn, vàít ảo tưởng hơn.."
Theo KhánhChi
PNO
-
Yêu9 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu15 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu1 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu1 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu1 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu2 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu2 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu2 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu2 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu2 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu3 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu3 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu3 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!
-
Yêu3 ngày trướcLy hôn, người vợ mới ngỡ ngàng phát hiện 'quỹ đen' khủng của người chồng...