The Voice Vietnam: Lố và bi kịch

Từng được coi là những món “lạ miệng”, nhưng việc “tâng bốc” thái quá và lạm dụng ca khúc tiếng Anh đang có nguy cơ biến “mâm cỗ” Giọng hát Việt trở nên “khó nuốt”.

Từng được coi là những món “lạ miệng”, nhưng việc “tâng bốc” thái quá và lạm dụng ca khúc tiếng Anh đang có nguy cơ biến “mâm cỗ” Giọng hát Việt trở nên “khó nuốt”.

Khi cặp thí sinh Diễm My – Xuân Nghi trình bày xong ca khúc When you believe, các HLV Giọng hát Việt đã không tiếc lời khen ngợi hai giọng ca được ví như át chủ bài của đội Đàm Vĩnh Hưng.

Khen quá hóa… lố

Thậm chí, Thu Minh còn nhìn ra được… hình ảnh của Mariah Carrey và Whitney Houston từ hai thí sinh này! Nhận xét của chị lập tức gặp phải những phản đối gay gắt trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, việc đặt những giọng ca còn non nớt về cả tố chất lẫn kỹ thuật bên cạnh những diva hàng đầu thế giới là quá lố. Một khán giả bày tỏ quan điểm trên facebook: “Ngay cả so với Charice Pempengco (ca sĩ Philippines từng cover thành công một số bài của hai danh ca này) còn chưa xứng, nói gì đến bản chính”. Một khán giả khác cho biết đã tìm ngay bản gốc nghe lại cho đỡ bức xúc. 




Trước đó, người xem từng “té ngửa” khi Bảo Anh được ví với Taylor Swift, Huỳnh Anh Tuấn được nhắc nhớ đến Phil Collins… Còn nhớ hồi Văn Mai Hương hát lại I have nothing trong Vietnam Idol 2010, giám khảo Dũng “khùng” (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng) mới chỉ liên tưởng đến một Idol Thái, còn Diễm Quỳnh thì nhắc đến Charice là cùng. Nếu thực tế một chút, cần hiểu rằng những giọng ca trẻ này mới chỉ dừng ở việc hát trọn vẹn một ca khúc của những ca sĩ nổi tiếng mà thôi.

Khen ngợi thường được cho là giải pháp an toàn mỗi khi nhận xét, nhưng khen cho đúng, cho hay nhiều khi còn khó hơn chê. Hai giám khảo Nguyễn Quang Dũng và Quốc Trung của Vietnam Idol 2010 từng khiến khán giả thích thú với những lời khen hóm hỉnh, đa dạng mà không quá phô trương. Việc lạm dụng những ngôn từ “có cánh” ở Giọng hát Việt, một mặt ngầm gieo vào nhận thức khán giả rằng đó là tiết mục xuất sắc, nhưng mặt khác lại gây phản cảm bởi ai cũng hiểu, thực tế chẳng đáng là gì so với hình ảnh được so sánh quá hoàn thiện.

Bi kịch mang tên “tiếng Anh”

Những ca khúc tiếng Anh một lần nữa lại tràn ngập trong đêm thi thứ 2 vòng Đối đầu, trong khi tiết mục nhận được nhiều thiện cảm nhất vẫn là Radio, một ca khúc Việt. Nếu như việc chọn bài hát dự thi ở vòng Giấu mặt hoàn toàn là quyết định cá nhân của mỗi thí sinh mà không ai can thiệp được thì ở vòng Đối đầu, quyết định này thuộc về HLV. Và thật lạ là họ vẫn chọn tiếng Anh cho đội của mình. 




Trần Lập từng giải thích rằng nhiều ca khúc tiếng Anh có âm vực rộng, đáp ứng được tiêu chí của chương trình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng kho tàng ca khúc Việt hoàn toàn thiếu vắng những bài như vậy. Dĩ nhiên cuộc thi không quy định ngôn ngữ thể hiện, nhưng chương trình chắc hẳn đã gần gũi và cá tính hơn với công chúng nếu có nhiều hơn các ca khúc Việt. Vấn đề ở đây phải chăng là do nhà sản xuất cũng như các HLV thiếu định hướng và sự tìm tòi nghiêm túc những bài hát tiếng Việt cho chương trình?

Việc yêu cầu thí sinh hát tiếng Anh còn gây thiệt thòi cho một số trường hợp, mà cụ thể trong đêm vừa rồi là Ksor Đức. Sở hữu chất giọng khỏe khoắn, tự nhiên, nhưng thí sinh đến từ núi rừng này rõ ràng mất điểm trước đối thủ khi bài thi của anh lại là một ca khúc tiếng Anh vốn chưa từng là thế mạnh. Việc Ksor Đức phải dừng bước trong hoàn cảnh như thế là dễ hiểu, nhưng “cái chết” đó xem ra có phần oan ức, mà nguyên nhân dễ thấy nhất đến từ việc nhìn nhận khả năng của thí sinh. Sau đêm thi, nhiều khán giả đã bày tỏ sự khó hiểu và “trách móc” Trần Lập về sự bắt cặp và bài thi tréo ngoe này.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.