"Sếp" Air France bị rượt rách áo vì cắt giảm nhân sự

Lãnh đạo hãng hàng không Air France đã bỏ chạy khỏi cuộc họp về cắt giảm nhân sự sau khi nhiều nhân viên tức giận xông vào phòng họp.

Các lãnh đạo hãng hàng không Air France (Pháp) đã bỏ chạy khỏi cuộc họp bàn về cắt giảm một lượng lớn nhân sự hôm 5-10 sau khi nhiều nhân viên tức giận cầm biểu ngữ và cờ xông vào phòng họp.

Ông Xavier Broseta, Giám đốc nhân sự và quan hệ lao động của hãng này, bị xé áo chỉ còn chiếc cà vạt trên cổ khi cố vượt ra ngoài đám đông nhân viên. Một số người hét lên “lột quần áo ra”.

Ông Xavier Broseta bị rách áo khi chạy trốn đám đông nhân viên giận dữ. Ảnh: Reuters

Ông Xavier Broseta bị rách áo khi chạy trốn đám đông nhân viên giận dữ. Ảnh: Reuters

Ông Broseta và Pierre Plissonnier, người đứng đầu bộ phận các chuyến bay dài, được nhân viên an ninh bảo vệ đã leo hàng rào cao gần 5 m để trốn thoát.

Phát ngôn viên hãng hàng không cho hay hai nhân viên bảo vệ bị thương trong cuộc ẩu đả và một người trong số họ bị đánh bất tỉnh trong vài giờ.

Cuộc họp diễn ra gần sân bay Charles de Gaulle phía Bắc thủ đô Paris đã bị gián đoạn sau khi bắt đầu được 1 giờ đồng hồ.

Đám đông biểu tình bên ngoài phòng họp. Ảnh: Reuters

Đám đông biểu tình bên ngoài phòng họp. Ảnh: Reuters

Được biết ông Broseta cùng giám đốc điều hành hãng Frederic Gagey đã thảo luận về “kế hoạch B” cắt giảm nhân sự đáng kể trong cuộc họp sau khi thất bại trong việc thuyết phục các phi công nhận mức lương eo hẹp hồi đầu năm nay.

Theo kết hoạch, vào năm 2017 hãng này sẽ cắt giảm khoảng 2.900 việc làm gồm 1.700 nhân viên mặt đất, 900 tiếp viên và 300 phi công, đồng thời giảm số lượng máy bay đường dài và hủy đơn đặt hàng mua máy bay Boeing mới. Đóng cửa 5 trong số những tuyến đường bay làm ăn thua lỗ nặng nề nhất, phần lớn là ở châu Á và Trung Đông.

Ông Broseta và Pierre Plissonnier đã leo hàng rào cao gần 5 m để trốn thoát. Ảnh: Inquisitr

Ông Broseta và Pierre Plissonnier đã leo hàng rào cao gần 5 m để trốn thoát. Ảnh: Inquisitr

Tập đoàn Air France-KLM, công ty mẹ của hãng Air France, cho biết sẽ có hành động pháp lý đối với tình trạng “bạo lực nghiêm trọng” của các nhân viên chống lại quản lý của họ.

Hiệp hội ngành công nghiệp hàng không FNAM cũng lên án cuộc tấn công nhằm vào ông Broseta và gọi đó là “hành động kém văn minh”.

Theo NLĐ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.