Ấn Độ: Nhiều nông dân tự tử vì nợ

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1995 đến nay, đã có khoảng 270.000 nông dân Ấn Độ đầu hàng cuộc sống. Theo ước tính, mỗi năm có đến hàng chục ngàn nông dân tự sát và con số của năm sau thường cao hơn năm trước rất nhiều.

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1995 đến nay, đã có khoảng 270.000 nông dân Ấn Độ đầu hàng cuộc sống. Theo ước tính, mỗi năm có đến hàng chục ngàn nông dân tự sát và con số của năm sau thường cao hơn năm trước rất nhiều.

Đã lường trước được những thảm kịch đau lòng và Chính phủ Ấn Độ cũng đã có những bước đầu hỗ trợ để nông dân không phải kết liễu cuộc sống bởi nợ nần, nhưng thực tế khắc nghiệt hơn rất nhiều và tỷ lệ nông dân tự sát ở Ấn Độ ngày càng cao.


60% dân số Ấn Độ sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp

Bang Andhra Pradesh là nơi ghi nhận nhiều trường hợp nông dân tự tử nhất. Mới đây nhất, hồi đầu tuần, ở huyện Mahbubnagar, một số nông dân đã tự tử bằng thuốc trừ sâu để thoát khỏi nợ nần. Ông Malliah là một trong số nhiều nông dân bất hạnh đó. Ông vay 80.000 Rs từ một người chuyên cho vay tiền để trồng bông và ngô.

Ông cũng đã vét hết số tiền tích trữ được để đầu tư cho công việc đồng áng, trong đó có việc đầu tư làm giếng khoan. Tuy nhiên, hạn hán khắc nghiệt khiến những cánh đồng khô cằn, cạn nước và mùa thu hoạch thất bát. Buồn đau trước thất bại và áp lực gánh nặng nợ nần, ông Malliah đã tự tử bằng thuốc sâu, để lại cho vợ và 3 người con nhỏ một khoản nợ khó trả nổi.

Theo ước tính của các nhà hoạt động xã hội, cứ 30 phút lại có 1 người tự tử ở Ấn Độ. Tự sát trở thành nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong trong giới trẻ Ấn Độ, xếp sau tai nạn giao thông và chết vì biến chứng sinh nở ở phụ nữ.

Một nông dân khác là Krishnaiah (35 tuổi) tại làng Gangapoor của Jadcherla Mandal, cũng đã làm điều tương tự để chạy trốn sự sống, chạy trốn những khoản nợ nặng lãi. Krishnaiah sở hữu 5 mẫu đất nông nghiệp. Ông cũng đã cho thuê trên 7 mẫu khác để trồng bông và lạc. Các loại cây trồng cạn khô vì thiếu nước. Vài tuần qua, những người cho vay tiền liên tiếp đòi lại các khoản mà ông đã vay, trong khi vụ mùa lại thất bát, cùng quẫn, Krishnaiah đã lặng lẽ tìm đến cái chết.

Báo chí Ấn Độ cho biết, vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, tỷ lệ tự sát cao hơn cả, bởi đó là thời gian mà nông dân có thể nhìn thấy được vụ mùa bội thu hay thất bát. Ngoài ra, có nhiều lý do khác để nông dân Ấn Độ trở nên cùng quẫn đó là do các nhà đầu cơ đã thao túng giá các loại ngũ cốc, giá hạt giống, thuốc trừ sâu đồng loạt tăng cao khiến chi phí sản xuất đội lên cao trong khi giá nông sản thì không thay đổi.

Để có thể mua được hạt giống, phân bón, nhiều nông dân đã phải vay nợ, cầm cố nhà cửa, thậm chí bán cả vợ, con. Khi vụ mùa không thành công, họ tìm đến cái chết với ý nghĩ duy nhất là sẽ giải thoát được nợ nần. Tuy nhiên, người chết không có nghĩa là nợ đã hết. Nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần hết đời này đến đời khác, không có lối thoát.

Theo Dân Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.