Các hãng hàng không TQ bị tố ép giá hành khách tại Nepal

Truyền thông Trung Quốc ngày 27.4 đưa tin, nhiều hành khách mắc kẹt tại vùng xảy ra động đất kinh hoàng ở Nepal đã bị bòn rút thêm tiền từ các hãng hàng không Trung Quốc khi mua vé máy bay về nước.

Truyền thông Trung Quốc ngày 27.4 đưa tin, nhiều hành khách mắc kẹt tại vùng xảy ra động đất kinh hoàng ở Nepal hôm 25.4 khiến hàng nghìn người thiệt mạng cho biết, họ đã bị bòn rút thêm tiền từ các hãng hàng không Trung Quốc khi mua vé máy bay về nước.

Cac hang hang khong TQ bi to ep gia hanh khach tai Nepal
Khách du lịch nằm la liệt túc trực bên ngoài sân bay quốc tế Tribhuvan của Nepal ở thủ đô Kathmandu để chờ mua vé máy bay về nước.

Tân Hoa xã hôm nay đưa tin, tính đến thời điểm này, hơn 600 công dân Trung Quốc bị mắc kẹt tại Nepal do động đất mạnh 7,9 độ richter xảy ra  vào sáng ngày 25.4 đã được sơ tán về Trung Quốc. Trong đó, tổng cộng có 500 người bị mắc kẹt tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất đã trở về nhà an toàn bằng các máy bay chở khách của Trung Quốc trong ngày hôm qua (26.4).

Tuy nhiên, trang tin Sina đưa tin, nhiều hành khách bị mắc kẹt tại Nepal đã phàn nàn rằng, họ bị các hãng hàng không trong nước bòn rút thêm tiền khi tăng giá vé các chuyến bay về Trung Quốc. Do đang ở trong tình thế khẩn cấp, các hành khách đều buộc phải chấp bỏ thêm tiền, mong mau chóng được trở về nhà.

Thông tin trên nhanh chóng trở thành đề tài tranh luận, khiến dư luận Trung Quốc bức xúc. Ngay lập tức các hãng hàng không Air China, China Eastern và China Southern Airlines lên tiếng bác bỏ thông tin trên và nhấn mạnh với hãng thông tấn Tân Hoa Xã rằng, họ không hề tăng giá vé các chuyến bay từ Nepal về Trung Quốc. Theo các hãng hàng không này, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia kiểm soát chặt chẽ giá cả vé máy bay nên họ không có khả năng tăng giá tùy tiện.

Chỉ có hãng hàng không Air China tuyên bố, có khả năng các đại lý bán vé máy bay đã âm thầm tăng giá vé mà không thông báo với hãng và Air China không thể kiểm soát được việc này.
Cac hang hang khong TQ bi to ep gia hanh khach tai Nepal
Cảnh tan hoang ở Nepal sau động đất

Theo Sina, khoảng 4.000 khách du lịch Trung Quốc hiện vẫn mắc kẹt tại Nepal, nơi vừa xảy ra trận động đất mạnh 7,9 độ richter làm rung chuyển thành phố Kathmandu và Pokhara, khiến hơn 3.200 người chết, trong đó có 4 người Trung Quốc và hàng nghìn người khác bị thương.

Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc đã yêu cầu các hãng hàng không tăng cường các chuyến bay và ưu tiên việc vận chuyển hành khách nước này trở về nhà.

Đội cứu hộ đầu tiên của Trung Quốc cũng đã tới Nepal hôm qua để giúp đỡ nước này trong công tác tìm kiếm cứu nạn. 
 
Trong khi đó, hàng nghìn người ở Nepal đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất, tuyệt vọng vì thiếu thức ăn, nước uống cũng như thuốc men sau khi động đất phá hủy nhà cửa và các thành phố, làng mạc ở đây.

Nhiều người bị thương nặng cũng phải nằm điều trị ngoài trời vì tình trạng thiếu giường bệnh trầm trọng tại thành phố Kathmandu do bệnh viện quá tải trong khi cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy.

Cac hang hang khong TQ bi to ep gia hanh khach tai Nepal
Những người sống sót trong trận động đất kinh hoàng giờ đây sống cảnh màn trời chiếu đất trong những túp lều ọp ẹp tạm bợ.

Lều trại tạm thời để che mưa nắng của người dân được dựng lên ở khắp các đường phố hoặc những khu còn trống ở thủ đô Kathmandu. Mọi người phải xếp hàng đợi để xin nước sạch tại những chiếc xe cứu trợ. Một vài cửa hàng mở cửa và hàng hóa được bán sạch ngay sau đó. Tại các nhà thuốc, đám đông chen nhau mua bông băng, thuốc men.

Hiện điện nước đã bị cắt và chưa rõ khi nào mới được cung cấp trở lại.  Dự báo mưa lớn sau động đất khiến nhiều người lo ngại những căn lều tạm bợ mỏng manh của họ không thể chống chịu được.

Ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế học chuyên nghiên cứu về khu vực châu Á Thái Bình Dương của viện nghiên cứu kinh tế IHS nhận định, chi phí để tái thiết Nepal sau thảm họa động đất có thể lên tới hơn 5 tỷ USD, hay tương đương với khoảng 20% của GDP của nước này.

Theo Dân Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.