Dấu ấn cuộc đời huyền thoại châu Á Lý Quang Diệu qua ảnh

Được mệnh danh là “nhân vật huyền thoại châu Á”, thủ tướng Lý Quang Diệu đã đưa Singapore từ một nước nghèo trở thành một cường quốc sánh ngang các nước phát triển phương Tây.

Được mệnh danh là “nhân vật huyền thoại châu Á”, thủ tướng Lý Quang Diệu đã đưa Singapore từ một nước nghèo trở thành một cường quốc sánh ngang các nước phát triển phương Tây.



Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923, trong một gia đình người Hoa giàu có sống tại Singapore từ thế kỷ 19.



Ông Lý Quang Diệu học rất giỏi, ông được nhận vào Viện Raffles tại Singapore. Từ năm 1936 đến năm 1942, ông được học trong các ngôi trường nổi tiếng của đảo quốc sư tử,



Chiến tranh Thế giới thứ Hai khiến quá trình học tập của ông bị gián đoạn. Vào tháng 2/1942, quân đội thực dân Anh đầu hàng phát xít Nhật, mở ra "một thời kỳ đen tối”. Trong thời gian chiến tranh, ông Lý Quang Diệu làm phiên dịch tiếng Nhật và điều hành một cơ sở kinh doanh hồ dán của riêng mình.



Sau chiến tranh, ông Lý Quang Diệu đã quay trở lại để tiếp tục sự nghiệp học đại học muộn. Ban đầu, ông theo học trường Trường Kinh tế London danh tiếng rồi sau đó chuyển sang học trường Đại học Cambridge. Khi ở Anh, ông đã kết hôn với bà Kha Ngọc Chi vào năm 1965 - 1 sinh viên xuất sắc người Singapore. Sau khi tốt nghiệp, bà trở thành luật sư. Đám cưới của hai người diễn ra bí mật ở khu Stratford-upon-Avon năm 1950 và nhanh chóng sinh cậu con trai đầu lòng Lý Hiển Long. Sau này, người con trai cả của ông Lý là Lý Hiển Long cũng được bầu làm Thủ tướng Singapore năm 2004.



Năm 1954, ông Lý Quang Diệu trở thành nhà sáng lập và Tổng bí thư đảng Hành động nhân dân (PAP), một liên minh xã hội chủ nghĩa của các phong trào nói triếng Trung và tiếng Anh nhằm mục đích chấm dứt sự cai trị của thực dân Anh. Tháng 12/1959, Anh trao quyền tự trị cho Singapore, tuy nhiên vẫn nắm kiểm soát các vấn đề ngoại giao và quốc phòng của đảo quốc này. Trong ảnh: Hình ảnh ông Lý Quang Diệu trước cuộc tổng tuyển cử năm 1958.



Năm 1959, ở độ tuổi 36, ông Lý Quang Diệu được bầu làm Thủ tướng đầu tiên của quốc gia Singapore tự trị. Ngay sau khi nhậm chức, ông bắt tay vào xây dựng kế hoạch 5 năm nhằm xóa bỏ các khu ổ chuột, xây dựng nhà ở chất lượng cao giá rẻ, xây dựng nên công nghiệp hóa và chống nạn tham nhũng. Ông khẳng định Singapore phải trở thành một quốc gia đa sắc tộc.



Ngày 16/9/1963, Singapore và Malaysia hợp nhất vào Liên bang Malaysia. Tuy nhiên, ngày 9/8/1965, Singapore bị khai trừ vì khủng hoảng chính trị và chủng tộc, ông Lý Quang Diệu khóc trên truyền hình khi tuyên bố tách khỏi Malaysia Malaysia nhằm tránh tình trạng bất ổn và đổ máu. Hai ngày sau đó, ông Lý Quang Diệu tuyên bố Singapore nhỏ bé là quốc gia độc lập. Theo báo Straits Times, đây là một trong những khoảnh khắc đặc biệt nhất trong sự nghiệp của Lý Quang Diệu, nhưng bất chấp mọi khó khăn, ông chèo lái đất nước vươn lên. Khẩu hiệu của ông là "đừng bao giờ sợ hãi".



Sau khi tuyên bố độc lập, Singapore phải đối mặt với những thách thức như thiếu thốn tài nguyên, nguồn cấp nước và khả năng phòng thủ hạn chế. Ông Lý Quang Diệu đã chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách Singapore thành nước xuất khẩu hàng hóa thành phẩm lớn, nâng cao mức sống của người lao động và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Singapore đã trở thành người đi tiên phong trong việc xây dựng nhà ở và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thủ tướng Lý Quang Diệu nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục bởi tài nguyên duy nhất của Singapore chính là con người. Ông đưa Singapore trở thành một trong những nền kinh tế lớn mạnh nhất ở châu Á. Trong ảnh là ông Lý Quang Diệu (phải) năm 1965.



Năm 1990, ông Lý Quang Diệu rời ghế thủ tướng, trao quyền lại cho Phó thủ tướng Ngô Tác Đống. Tuy nhiên, ông vẫn đảm trách cương vị “Bộ trưởng Cấp cao” trong nội các tới năm 2004. Khi đó, tạp chí Time bình luận: "Điều khiến ông Lý Quang Diệu khác biệt so với các nhà lãnh đạo khác là ông không tham nhũng, không tham quyền cố vị. Ông Lý để lại một Singapore với GDP bình quân đầu người 14.000 USD". Trong ảnh, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu tiếp cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher vào năm 1985.



Trong 1 cuộc gặp gỡ vào năm 2009, Tổng thống Obama đã miêu tả ông Lý Quang Diệu như 1 trong những “nhân vật huyền thoại của châu Á" trong thế kỷ 20 và 21.



Những năm sau đó, bà Kha Ngọc Chi - phu nhân của ông Lý Quang Diệu, lâm bệnh nặng. Bà bị mất trí nhớ và phải năm liệt giường. Trong một cuộc phỏng vấn với trang New York Times, ông Lý Quang Diệu cho biết việc chăm sóc cho vợ còn khó khăn hơn bất cứ vấn đề chính trị nào mà ông đã từng gặp phải. "Bà ấy hiểu khi tôi nói chuyện với bà ấy mỗi đêm. Tôi thường kể cho bà ấy nghe về công việc trong ngày, đọc cho bà ấy nghe những vần thơ yêu thích", ông chia sẻ.



Năm 2011, Singapore tổng tuyển cử. Đảng cầm quyền PAP vẫn chiếm đa số nhưng bị mất nhiều lá phiếu phổ thông. Ông Lý rời cương vị bộ trưởng cố vấn.



Năm 2013, ông Lý Quang Diệu bị đột quy. Ngày 5/2/2015, ông nhập viện vì viêm phổi nặng. Tuổi cao sức yếu khiến tình trạng sức khỏe của ông ngày càng xấu. Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu qua đời ngày 23/3/2015, hưởng thọ 91 tuổi, chỉ vài tháng trước khi nước này tổ chức lễ kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 50.



Lý Quang Diệu
được coi là chính khách đặc biệt trên thế giới trong nửa thế kỷ qua. Dưới bàn tay của ông Lý, từ một hòn đảo không có tài nguyên, Singapore trở aquốc gia giàu có. Ngay cả những năm cuối đời, ông vẫn luôn trăn trở vì đất nước. Ông kêu gọi người dân Singapore sinh thêm con, cởi mở hơn với người nhập cư để giải quyết vấn đề dân số già. Ông tận tụy với đất nước cho đến phút cuối cùng. Ông ra đi mà không có niềm hối tiếc nào. "Tôi đã làm tất cả những gì có thể với năng lực của mình. Tôi không quan tâm đến việc mọi người nghĩ gì. Điều quan trọng là tôi đã làm hết sức", ông Lý khẳng định.

Theo Tri Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.