G20 thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

G20 đặt mục tiêu mang lại thêm hơn 2.000 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu và tạo thêm hàng triệu việc làm từ nay đến năm 2018

G20 đặt mục tiêu mang lại thêm hơn 2.000 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu và tạo thêm hàng triệu việc làm từ nay đến năm 2018

Hội nghị Cấp cao nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khép lại tại TP Brisbane - Úc hôm 16-11 với việc thông qua “Kế hoạch hành động Brisbane”, theo đó các thành viên cam kết cải cách thực hiện khoảng 800 biện pháp để nâng mức tăng trưởng GDP của nhóm lên thêm 2,1% từ nay đến năm 2018.

Tuyên bố của G20 dự báo mức tăng trưởng mới nói trên sẽ giúp mang lại thêm hơn 2.000 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu và tạo thêm hàng triệu việc làm. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G20 còn nhất trí thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng thương mại, tăng sự cạnh tranh, loại bỏ quan liêu trong kinh doanh, ngăn chặn tình trạng trốn thuế của các tập đoàn đa quốc gia và cải thiện hệ thống tài chính.

G20 cũng đồng ý có hành động mạnh mẽ và hiệu quả để đối phó biến đổi khí hậu theo sau sức ép của các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu. Đài BBC nhận định mục tiêu tăng trưởng nói trên là khá tham vọng trong bối cảnh nhiều nền kinh tế thành viên G20 vẫn còn vật lộn với sự suy thoái hoặc có sự tăng trưởng rất thấp.

Từ trái qua phải: Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Úc Tony Abbott và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc gặp hôm 16-11Ảnh: AP

Từ trái qua phải: Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Úc Tony Abbott và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc gặp hôm 16-11. Ảnh: AP

Trong khi đó, tình hình Ukraine dù không có trong chương trình nghị sự chính thức nhưng lại thu hút sự quan tâm đặc biệt tại hội nghị G20 lần này. Trong ngày thứ hai của hội nghị, Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo châu Âu đã thảo luận về hành động đáp trả Nga liên quan đến tình hình Ukraine.

Tại cuộc gặp, ông Obama khẳng định Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “vi phạm luật quốc tế, cung cấp vũ khí cho phe ly khai ở miền Đông Ukraine và vi phạm thỏa thuận tại Minsk”. Nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố Nga sẽ tiếp tục bị cô lập về kinh tế nếu ông Putin không có biện pháp hạ nhiệt căng thẳng ở miền Đông Ukraine.

Đối mặt sự công kích dữ dội của Mỹ và các nước phương Tây, ông Putin đã về nước trước khi Hội nghị G20 chính thức kết thúc. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga khẳng định rằng quyết định rời Úc sớm không liên quan gì tới các căng thẳng ở Ukraine hay bất đồng về chỉ trích của phương Tây. Thay vào đó, ông Putin chỉ nói rằng chặng đường về nhà mất đến 18 giờ bay và ông cần ít nhất 4 giờ để ngủ trước khi trở lại làm việc vào ngày đầu tuần.

Nhà lãnh đạo Nga nói rằng ông đã giải thích lý do với Thủ tướng nước chủ nhà Tony Abbott. Phát biểu trước khi lên đường về nước, ông Putin cho rằng G20 là “cơ hội tốt để giải quyết” cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Các cuộc thảo luận về tình hình Ukraine tại G20 là thẳng thắn và nhiều thông tin. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nga kêu gọi chấm dứt các biện pháp trừng phạt Moscow vì cho rằng chúng gây hại cho cả nền kinh tế thế giới.

Mỹ - Nhật - Úc ủng hộ tự do hàng hải

Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị G20 hôm 16-11, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Úc Tony Abbott đã kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển.

Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp thúc giục “sự tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ theo luật pháp quốc tế”. Ba nhà lãnh đạo này cũng cam kết tăng cường hợp tác quân sự và cùng nhau làm việc để thúc đẩy an ninh hàng hải tại châu Á - Thái Bình Dương giữa bối cảnh Trung Quốc đang có những hành động đơn phương gây lo lắng ở khu vực. Tuy nhiên, theo hãng tin AP, tuyên bố chung không đề cập bất kỳ kế hoạch tập trận và triển khai quân mới nào tại khu vực.


Theo Xuân Mai
Người LAo Động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.