"Kẻ phản quốc" Snowden xin tị nạn tại Ecuador

Edward Snowden, cựu nhà thầu tình báo Mỹ đã tiết lộ các tài liệu mật về các hoạt động theo dõi Internet và điện thoại của chính phủ nước này, vừa xin tị nạn tại Ecuador.

Edward Snowden, cựu nhà thầu tình báo Mỹ đã tiết lộ các tài liệu mật về các hoạt động theo dõi Internet và điện thoại của chính phủ nước này, vừa xin tị nạn tại Ecuador.

Yêu cầu trên đã được Ngoại trưởng Ecuador xác nhận trên Twitter.

Snowden trốn khỏi Mỹ để đến Hongkong nhưng đã bay khỏi vùng lãnh thổ này sáng ngày 23/6 và hiện đang ở Moscow.

Edward Snowden, tội đồ Mỹ, phản quốc, tị nạn, Moscow, Ecuador

Edward Snowden đã rời Hongkong sang Moscow và xin tị nạn tại Ecuador.

Yêu cầu dẫn độ Snowden của Mỹ gửi tới Hongkong đã thất bại song Washington khẳng định "kẻ phản quốc" này cần bị cấm di chuyển quốc tế. Bộ Tư pháp Mỹ gọi việc Hongkong không bắt giữ Snowden là hành động "khó chịu".

Ngày 23/6, một quan chức Mỹ cho biết Washington đã liên lạc với các nước "Bán cầu Tây" vì Snowden có thể di chuyển tới hoặc qua đó.

"Mỹ nói với các chính phủ này rằng Snowden đang bị truy nã về các trọng tội, và vì vậy không được cho phép tiếp tục bất kỳ một sự di chuyển quốc tế nào, thay vào đó họ nên trả anh ta về Mỹ", quan chức Bộ Ngoại giao cho biết.

Trước đó, Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino xác nhận trên Twitter: "Chính phủ Ecuador vừa nhận được một yêu cầu tị nạn từ Edward J. Snowden".

Trong một thông báo, trang web WikiLeaks cho biết Snowden "đang tới Cộng hòa Ecuador bằng một con đường an toàn vì mục đích tị nạn, và hiện đang được các nhà ngoại giao và các cố vấn luật pháp của WikiLeaks đi cùng".

Ecuador cũng là nước cho phép người sáng lập WikiLeaks Julian Assange tị nạn chính trị và ông này đang trú trong đại sứ quán Ecuador ở London. Trang web chuyên tiết lộ thông tin mật này cho biết, yêu cầu tị nạn của Snowden sẽ chính thức được xử lý khi anh ta tới Ecuador.

Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo hộ chiếu của Snowden đã bị thu hồi, khẳng định hành động này là "thủ tục phù hợp với các quy định của Mỹ".

Mỹ và Ecuador đã ký hiệp ước dẫn độ chung song hiệp ước này không áp dụng cho "các tội phạm hoặc vi phạm của một nhân vật chính trị".

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết cơ quan này sẽ tìm kiếm sự hợp tác từ bất kỳ nước nào mà Snowden đến. Tuy nhiên, theo giới quan sát, nếu cựu nhân viên CIA 29 tuổi này dừng lại ở Ecuador thì Washington sẽ khó mà bắt được anh ta.

Snowden đã rời nhà của mình ở Hawaii sau khi tiết lộ cho báo Washington Post của Mỹ và Guardian của Anh về chi tiết công việc anh ta làm ở vị trí một nhà phân tích của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) và chương trình theo dõi rộng khắp của chính quyền Washington.

Nhân vật này bị cáo buộc trộm cắp tài sản của chính phủ Mỹ, tiết lộ các thông tin quốc phòng quốc gia trái phép và cố ý tiết lộ các thông tin tình báo bí mật. Mỗi tội danh mang tối đa 10 năm tù.

Một đơn kiện nhằm vào nhân vật này đã được đưa ra ngày 14/6.

Theo VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.