Lao động Việt Nam đang được sơ tán khỏi Libya

Chiều 242, trao đổi với PV, Đại sứ Việt Nam tại Libya Đào Duy Tiến cho biết đã có một số đoàn, nhóm lao động Việt Nam được một số chủ công ty Hàn Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra khỏi Libya bằng đường bộ. Hiện chưa có lao động Việt Nam nào bị thương vong.

Chiều 24/2, trao đổi với PV, Đại sứ Việt Nam tại Libya Đào DuyTiến cho biết đã có một số đoàn, nhóm lao động Việt Nam được một số chủ công tyHàn Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra khỏi Libya bằng đường bộ. Hiện chưa có laođộng Việt Nam nào bị thương vong.

 Thưa đại sứ, tình hình hiện nay tại Libya như thế nào?

- Tình hình Libya hiện nay diễn biến phức tạp và chắc còn tiếptục trong những ngày tới. Ở thủ đô Tripoli và một số nơi vẫn còn có biểu tìnhủng hộ và biểu tình chống đối. Cho đến nay, khu vực đại sứ quán đang làm việc vànơi ở (Al-Hadba Al-Khadra, Tripoli) chưa có cuộc biểu tình nào đi qua. Cán bộnhân viên và người nhà vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường trong khuôn viên đạisứ quán.

Lao động Việt Nam đang được sơ tán khỏi Libya
Người dân các nước sơ tán khỏi Libya. Ảnh: AP.

Tuy vậy, tình hình bất ổn cũng ít nhiểu ảnh hưởng đến công việccủa đại sứ quán. Từ ngày 21/2, tại Tripoli, nhiều công sở, cửa hàng, cửa hiệuđóng cửa, phương tiện công cộng ít có, đường phố vắng lặng, dân chúng ngại rađường, mạng điện thoại, đường truyền Internet bị trục trặc liên tục... Chúng tôiđã xây dựng các phương án để bảo vệ an toàn cho trụ sở cơ quan cũng như tínhmạng, tài sản của cán bộ và người thân trong đại sứ quán, chuẩn bị trước lươngthực, thực phẩm, nước uống nên có thể dùng được trong 2-3 tuần tới.

- Một số báo đưa tin lao động Việt Nam tại đây đang gặp nhiềukhó khăn, xin ông cho biết cụ thể hơn?

- Cộng đồng người Việt Nam tại Libya chủ yếu là người lao độngxuất khẩu có thời hạn (khoảng 10.000), ngoài ra có 10 sinh viên đang theo họctại Trường Hồi giáo ở Tripoli. Lao động của chúng ta chủ yếu tham gia các côngtrình xây dựng như cầu, đường, sân bay, nhà máy điện, trường học, bệnh viện,cảng biển và các công trình nhà ở dân dụng… Khi bất ổn xảy ra ở khu vực nào thìcác công trình, dự án đó ngừng thi công để đảm bảo an toàn cho người lao động.Hiện nay, hầu hết người lao động Việt Nam đã không đi làm, nghỉ ở các trại.Những nơi cảm thấy có lực lượng vào đốt phá thì người lao động được chuyển đếnnơi an toàn hơn. Trong thời gian nghỉ việc, người lao động vẫn được chủ sử dụnglao động cung cấp đồ ăn, thức uống.

Tuy vậy, có một số lao động làm ở công trường, dự án bị đốt pháphải chạy nương trú ở sân vận động, trong nhà thờ, trường học. Số này và một sốngười lao động ở công ty có chủ là người nước ngoài đã sơ tán về nước đang gặpkhó khăn, thiếu thốn trong việc ăn, ở. Song, điều may mắn là cho đến thời điểmnày, theo thông tin chúng tôi có được chưa có ai là người lao động Việt Nam bịthương vong.

- Tâm lý chung của cộng đồng người Việt tại Libya hiện nay rasao?

- Khi tình hình bất ổn, tất nhiên cuộc sống bị xáo trộn, mất việclàm, phải về nước khi hợp đồng chưa kết thúc. Một số người có phần sợ hãi, khôngbiết tính mạng của mình ra sao trong lúc bạo loạn này. Phần lớn trong số họ muốnnhanh được về Việt Nam. Đối với sinh viên thì việc học hành bị tạm dừng, tâm lýcũng lo lắng và căng thẳng nhiều.

- Đại sứ quán đã có biện pháp gì để bảo vệ cộng đồng ngườiViệt Nam tại Libya?

- Ngay sau bất ổn, Đại sứ quán đã tổ chức cuộc họp với đại diệncác công ty xuất khẩu lao động Việt Nam tại Libya. Chúng tôi thường xuyên duytrì liên lạc để nắm tình hình, động viên người lao động bình tĩnh, cảnh giác,tránh đi vào chỗ đông người. Chúng tôi cũng làm việc với các cơ quan chức năngcủa bạn và lãnh đạo các công ty có người Việt Nam làm việc để có biện pháp bảovệ an toàn cho người lao động; đảm bảo việc cung cấp thức ăn, đồ uống; di dờiđến nơi an toàn khi cần thiết.

Khi tình hình bất ổn lan rộng ra khắp Libya, chúng tôi đã báo cáocơ quan chức năng trong nước để chỉ đạo các công ty xuất khẩu lao động Việt Namngừng việc đưa người lao động sang; phối hợp chặt chẽ với các công ty nhận laođộng Việt Nam trong việc sơ tán, giải quyết quyền lợi cho người lao động.

Hiện nay, theo chỉ đạo ở trong nước, chúng tôi đã dự kiến cácphương án di dời người lao động ra khỏi Libya, tích cực phối hợp với các công tynước ngoài trong việc giải quyết thủ tục cần thiết để họ có thể đưa lao độngViệt Nam về nước.

- Thưa ông, đến thời điểm này đã có bao nhiêu lao động ViệtNam được sơ tán khỏi Libya?

- Từ chiều 23/2, đã có một số đoàn, nhóm lao động Việt Nam đượcchủ một số công ty Hàn Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra khỏi Libya đưa bằng đườngbộ, đường hàng không, đường thuỷ để sau đó về nước. Khi tình hình cần sơ tánkhẩn trương, ngoài trách nhiệm của các công ty nhận lao động, Chính phủ ta sẽ cóbiện pháp đưa toàn bộ người lao động Việt Nam về nước.

Theo Hồng Khánh
Vnexpress




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.