“Mổ xẻ” chiều sâu mối quan hệ Trung Quốc-Pakistan

Nhưng Pakistan sẽ thất vọng nếu nước này hi vọng có thể thay thế trợ giúp của Mỹ bằng sự giúp đỡ tương tự từ phía Trung Quốc.

Pakistan, đang đốimặt với cuộc khủng hoảng ngoại giao với Mỹ, đã trở nên thân thiết với đốitác lâu đời Trung Quốc, xem mối quan hệ không hạn chế với Bắc Kinh là một sựthay thế cho Washington.

Nhưng Pakistan sẽ thất vọngnếu nước này hi vọng có thể thay thế trợ giúp của Mỹ bằng sự giúp đỡ tươngtự từ phía Trung Quốc.

“Mổ xẻ” chiều sâu mối quan hệ Trung Quốc-Pakistan
Ngoại trưởng Pakistan Hina Rabbani Khar (trái) bắt tay người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 8 vừa rồi.
 

Mặc dù Trung Quốc không hoannghênh sự hiện diện của Mỹ gần biên giới nước này, nhưng Bắc Kinh muốn sự ổnđịnh ở biên giới phía tây và tin rằng việc Washington đột ngột rút lại sựủng hộ dành cho Pakistan có thể khiến sự ổn định đó gặp nguy hiểm. Bắc Kinhcũng không muốn làm tổn thương mối quan hệ đang ấm lên với Ấn Độ bằng việcsa lầy trong căng thẳng an ninh tiểu lục địa.

Để duy trì thế cân bằng mongmanh đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ hợp tác kinh tế với Pakistan nhưng sẽkhông vội vàng trong hợp tác quốc phòng. Dù bề ngoài là những nụ cười và cáccam kết niềm nở về tình hữu nghị, Trung Quốc vẫn sẽ kín đáo tránh quá thânthiết với Pakistan.

“Tôi nghĩ rằng, họ nhìn nhữnggì đang xảy ra trong mối quan hệ Mỹ-Pakistan hiện tại là lý do để bước đirất thận trọng”, Andrew Small, một nhà nghiên cứu tại tổ chức nghiên cứuchính sách German Marshall Fund tại Brussels (Bỉ), người chuyên nghiên cứuquan hệ Trung Quốc-Pakistan và thường xuyên tới thăm cả 2 nước này, nhậnđịnh.

Mối quan hệ dễ vỡ giữaPakistan với Mỹ, nhà tài trợ chính, đã biến thành thù oán công khai.Washington cáo buộc ISI, cơ quan tình báo quyền lực của Pakistan, trực tiếpủng hộ mạng lưới khủng bố Haqqani tại Afghanistan và hỗ trợ vụ tấn công hôm13/9 nhằm vào sứ mệnh Mỹ tại thủ đô Kabul.

Pakistan đã giận dữ bác bỏcáo buộc và cảnh báo Mỹ rằng nước này có nguy cơ mất một đồng minh nếu tiếptục công khai chỉ trích họ về các nhóm phiến quân.

Trong khi đó, như Pakistanvẫn thường làm trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, Islamabab đã tăng cườngquan hệ với Trung Quốc.

Thủ tướng Pakistan Yusuf RazaGilani đã tuyên bố Bắc Kinh và Islamabad là “những người bạn thực sự vàchúng ta tin tưởng lẫn nhau” sau các cuộc hội đàm với Bộ trưởng Công anTrung Quốc Meng Jianzhu đang ở thăm.

Tổng thống Asif Ali Zardarithì nhấn mạnh hồi tuần trước rằng Pakistan đã có các lực chọn khác trongtrường hợp mối quan hệ đang suy giảm với Washington vượt khỏi mức khó thểhàn gắn được, và ca ngợi Trung Quốc vì sự hỗ trợ của nước này “trong việclàm ổn định tình hình”.

Về mặt công khai, ít nhấtTrung Quốc đã nỗ lực để trấn an Pakistan.

Đề phòng "làm mếch lòng" Ấn Độ

Hồi tháng 5, chỉ vài tuần saukhi các lực lượng Mỹ tiêu diệt Osama bin Laden trên đất Pakistan, Thủ tướngTrung Quốc Ôn Gia bảo đã trấn an người đồng cấp Pakistan đang ở thăm về mốiquan hệ lâu đời giữa 2 nước và nói về “những hi sinh to lớn” của Pakistantrong nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giaoTrung Quốc đã khẳng định lại quan điểm đó một lần nữa hồi tuần trước, nóirằng “Pakistan ở trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống khủng bố” và TrungQuốc hi vọng “các quốc gia liên quan tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ của mọi quốc gia”.

Nhưng sự trợ giúp của TrungQuốc cũng chỉ có giới hạn

“Mối quan hệ không hạn chế”không có nghĩa là tất cả các hoá đơn của Pakistan sẽ được chúng tôi chitrả”, Zhao Gancheng, giám đốc về nghiên cứu Nam Á tại Viện nghiên cứu quốctế Thượng Hải, nhận định.

“Trung Quốc không có khả năngđó, cũng như Mỹ hay bất kỳ một quốc gia nào khác. Điều đó phụ thuộc vàochính Pakistan”, ông Zhao nói thêm.

Trung Quốc coi Pakistan làmột đối trọng chiến lược quan trọng so với đối thủ lâu đời, Ấn Độ, và là mộthàng rào chống lại sự ảnh hưởng của Mỹ trên khắp khu vực. Bắc Kinh còn muốndùng Pakistan làm cửa ngõ để tiếp cận thế giới Hồi giáo và cần sự trợ giúpcủa Islamabab để chiến đấu với các phần tử ly khai Hồi giáo tại Tân Cươngtrên biên giới chung giữa 2 nước.

Trung Quốc là nhà cung cấpchính các vũ khí quân sự cho Pakistan và cũng là một nhà đầu tư quan trọngtrong các lĩnh vực như viễn thông, hải cảng và cơ cở hạ tầng.

Nhưng các nhà lãnh đạo TrungQuốc không mong muốn biến "cổ phần" giới hạn đó tại Pakistan thành một dấuấn đậm nét.

Trong chuyến thăm của ôngMeng hồi tuần trước, Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ với Pakistan bằng việcký các thoả thuận kinh tế và kỹ thuật trị giá 250 triệu USD, văn phòng củaTổng thống Zardari cho hay.

Nhiều thoả thuận của Bắc Kinhvới Pakistan có khoản tiền thưởng chiến lược nhằm giúp cân bằng sự ảnh hưởngcủa Mỹ trong khu vực.

Trung Quốc đã đầu tư hơn 200triệu USD nhằm trợ giúp xây dựng cảng biển nước sâu Gwadar tại bờ biển Ảrậpcủa Pakistan, một phần là nhằm mở một hành lang thương mại và năng lượng từVùng Vịnh, qua Pakistan tới phía tây Trung Quốc.

Trung Quốc cũng giúp Pakistanxây dựng một nhà máy điện hạt nhân quan trọng tại tổ hợp hạt nhân Chashma ởtỉnh Punjab. Các nhà phân tích cho hay Trung đã đồng ý giúp mở rộng tổ hợpChashma nhằm đối trọng với một thoả thuận hạt nhân hồi năm 2008 giữa Ấn Độvà Mỹ.

Nhưng Bắc Kinh dường nhưkhông "mặn mà" lắm trong lĩnh vực quốc phòng song phương, bất chấp một nguồntin được đăng tải trên báo chí Pakistan rằng Islamabab đã bí mật vận độngcho một thoả thuận như vậy.

Trong mỗi cuộc chiến giữaPakistan với Ấn Độ, Trung Quốc luôn tỏ ra thận trọng và thường tỏ thái độtrung lập nhất.

Các nhà phân tích cho rằngTrung Quốc không muốn quá nghiêng về tăng cường quan hệ với Pakistan đểtránh “làm mếch lòng” Ấn Độ, đất nước mà Trung Quốc có quan hệ kinh tế tốthơn.

Thương mại 2 chiều songphương với Ấn độ trị giá 65,2 tỷ USD năm 2010, trong khi thương mại songphương với Pakistan chỉ là 8,7 tỷ USD, theo các số liệu của Trung Quốc.

Các chuyên gia còn cho rằng,Bắc Kinh cũng không được hưởng lợi gì từ cuộc tranh cãi giữa Islamabad vàWashington.

“Nếu quan hệ Mỹ-Pakistan xấuđi và khu vực rơi vào bất ổn, Trung Quốc sẽ không thể một mình gánh trọngtrách và các nước khác trong khu vực sẽ gặp khó khăn trong việc phối hợp đểkhôi phục lại sự ổn định”, Hu Shisheng, một chuyên gia về Nam Á tại ViệnQuan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, nói.

“Mỹ vẫn chịu trách nhiệm vềsự ổn định của khu vực này”, ông Hu nói.

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.