Mỹ chưa "xử Syria vì dở việc" với Pakistan?

Syria sẽ phải đợi bởi mục tiêu tiếp theo của Lầu Năm góc trong “cuộc chiến tranh lâu dài” của nước Mỹ sẽ là Pakistan.

Syria sẽ phải đợi bởi mục tiêu tiếp theo của LầuNăm góc trong “cuộc chiến tranh lâu dài” của nước Mỹ sẽ là Pakistan.

Khủng bố Haqqani nối dài mâu thuẫn Mỹ -Pakistan

Đối với nước Mỹ, al Qaedangày nay dường như không còn là kẻ thù số 1 nữa. Hiện kẻ thù đáng longại nhất đối với Washington là mạng lưới khủng bố Haqqani.

Haqqani là mạng lưới khủng bố bao gồm 15.000đến 20.000 phiến quân người Pashtun dưới sự lãnh đạo của một cựu mônsinh Hồi giáo chống Liên Xô Jalalludin Haqqani.

Mặc dù Haqqani có trụ sở ở Bắc Waziristannhưng chúng vẫn hoạt động rất mạnh mẽ ở Paktia, Paktika và Khost. Lãnhđạo Haqqani cam kết trung thành với lãnh đạo Taliban là Mullah Omar,người mà ai cũng biết là đang lẩn trốn ở Quetta, tỉnh Balochistan,Pakistan.

Gần đây, quan hệ giữa Mỹ và Pakistan lại rơivào tình trạng báo động khi giới chức Mỹ khăng khăng rằng Pakistan cóliên hệ với mạng lưới khủng bố Haqqani và đang đỡ đầu cho chúng chốnglại nước Mỹ.

Thậm chí, trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụThượng viện Mỹ mới đây, Đô đốc Mike Mullen không ngần ngại tố cáo mạnglưới Haqqani đang “hoạt động như là một cánh tay thực sự của Cơ quanTình báo Pakistan (ISI)”.

Mỹ chưa "xử Syria vì dở việc" với Pakistan?
Người dân Pakistan kéo đến xem nhà bin Laden sau khi điệp vụ của Mỹ tiêu diệt bin Laden.

Còn theo các tường trình của Chính phủ Mỹ,chính ISI hỗ trợ cho Haqqani tấn công vào Đại sứ quán Mỹ tại Kabul ngày13/9 vừa qua.

Do đó, lãnh đạo Lầu Năm góc, Giám đốc LeonPanetta cho rằng, để tiêu diệt Haqqani, Mỹ có thể sẽ hành động đơnphương mà không cần đến sự hợp tác của Pakistan.

Điều này có nghĩa là người dân thườngPashtun bao gồm phụ nữ và trẻ em ở gần các khu vực bộ lạc Pakistan,  sẽphải đối mặt với nguy cơ trở thành nạn nhân trong các cuộc tấn công bằngmáy bay không ngưới lái của Mỹ.

Về phía Pakistan, trước các cáo buộc hỗ trợ cho mạng lưới Haqqani,Islamabad khăng khăng chối bỏ khi lãnh đạo quân đội nước này, tướngAshfaq Parvez Kiani tuyên bố những lời buộc tội trên là hoàn toàn vô căncứ. Thậm chí, giới chức Pakistan còn khiến Mỹ “tức điên” khi quaysang tố Mỹ rằng do thất bại thạm hại ở Afghanistan nên bâygiờ Washington quay sang đổ lỗi cho Islamabad.

Pakistan không thèm xoa dịu Mỹ

Trước đó, quan hệ Mỹ -Pakistan bắt đầu rạn nứt nghiêm trọng sau vụ ông bạn Mỹ lẳng lặng xâmphạm lãnh thổ Pakistan để tiêu diệt bin Laden. Và khi al Qaeda vẫn chưabị tiêu diệt, Mỹ lại phải lo đối phó với mạng lưới khủng bố Haqqani vừamới nảy nòi dưới sự bảo trợ của Pakistan.

Điều này dẫn đến nguy cơ Mỹ sẽ phải đụng độtrực tiếp với quân đội Pakistan. Trớ trêu thay, nguy cơ càng lớn khi Thủtướng nước này là Yousuf Raza kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp để đánh giávà phân tích tình huống đặc biệt này.

Do đó, có một giả định là nếu tình huống nàyxảy ra, Islamabad chắc chắn sẽ phong tỏa tuyến đường vận chuyển hàng hậucần thiết yếu cho NATO và các lực lượng quân sự Mỹ ở Afghanistan từ cảngKarachi tới con đường huyết mạch Khyber. Thậm chí, Islamabad sẽ chặnđứng nguồn tiếp viện của NATO tới Afghanistan. Họ cũng sẽ dừng chia sẻthông tin tình báo và bất hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủngbố. Điều này tất yếu dẫn đến khả năng al Qaeda ung dung tung hoành ởkhắp Pakistan chứ không chỉ đóng đô ở các khu vực bộ lạc nữa.

Ngoài ra, không kể Pakistan có khoảng610.000 binh sỹ cộng với 500.000 lính dự bị, chỉ riêng Taliban với15.000 đến 20.000 quân cũng đã khiến Mỹ quay như chong chóng và vật vãđối phó trong suốt những năm qua ở Afghanistan. Do vậy, đủ thấyWashington đang đối mặt với nguy cơ lớn nếu quan hệ với Pakistan trở mặttừ bạn thành thù.

Có lẽ do nhận thức được điều này, nữ Ngoạitrưởng Pakistan Hina Rabbani Khar tuyên bố: “Mỹ không đủ khả năng để xalánh Pakistan”. Điều này có nghĩa là, nếu quyết tâm ruồng bỏ Pakistan,Washington sẽ phải đối mắt với tình huống Taliban tấn công vào bên trongAfghanistan. Một chi nhánh khác của Taliban, Tổ chức Tehrik-e-TalibanPakistan (TTP), sẽ tấn công xuyên biên giới từ Kunar và Nuristan ởAfghanistan vào Dir và Bajaur ở Pakistan. Ngoài ra, các phe phái quân sựmạnh ở Pakistan sẽ có nhiều động cơ thúc đẩy họ hoàn toàn thoát khỏi sựkiểm sóat của Chính phủ dân sự.

Còn Haqqani được người Pakistan tính toánnhư là một thứ vũ khí dự trù cho tình huống Ấn Độ gia tăng ảnh hưởng ởAfghanistan.

Trước đó, do Washington mở các chương trìnhhuấn luyện và vũ trang cho quân đội Pakistan cộng thêm mối quan hệ gầngũi giữa CIA và ISI, nhiều người tin rằng Mỹ có khả năng“điều khiển”Pakistan.

Về phía Pakistan, ISI lại muốn tiếp tục hỗtrợ Haqqani với mưu đồ dùng Haqqani làm vũ khí để gây áp lực nhằm kiểmsoát bất cứ chính phủ tương lai nào của Afghanistan.

Do đó, nếu ai đó tin rằng ISI sẽ loại bỏHaqqani hay phá hoại “hang ổ” của các mạng lưới khủng bố ở khu vực BắcWaziristan thì đó là một suy nghĩ viễn vông.

Chính điều này làm quan hệ Mỹ - Pakistanngày càng xuống cấp. Nhưng dường như Pakisttan không mấy bận tâm về điềuđó.

Vì khi quan hệ giữa Pakistan và Mỹ rạn nứt,Islamabad lập tức tìm kiếm những mối quan hệ mới. Và đối tượng đầu tiênPakistan nhằm đến là Trung Quốc bởi đơn giản đối với Bắc Kinh, Pakistanđóng vai trò quan trọng về địa chính trị.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi hôm 26/9vừa qua, Bộ trưởng Công an Meng Jianzhu, một quan chức an ninh hàng đầucủa Trung Quốc đến Rawalpindi để bàn về các giải pháp nhằm đóng góp chosự ổn định của khu vực và an ninh quốc gia. Tại đây, một cách khôn khéo,Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Rehman Malik nhấn mạnh: “Trung Quốc luôn ở đâyvì Pakistan trong những thời khắc khó khăn nhất”.

Ngoài ra, cũng trong tuần qua, tại Punjab,quân đội Pakistan còn tham gia vào các cuộc tập trận chung với các lựclượng của "người bạn đặc biệt” của họ là Saudi Arabia.

Có thể nói, Pakistan đã xem những “người bạnđặc biệt” như Trung Quốc hay Saudi Arabia như là một sự bù đắp vào phầnlợi ích bị mất đi do sự rạn nứt trong quan hệ với Mỹ gây ra. Đó là lý dotại sao giới chức Pakistan không tuyệt vọng khi Mỹ quyết định cắt giảmviện trợ tiền cũng như quân dụng cho họ.

Trong khi đó, chính Washington lại đang cảmthấy thất vọng và đang bị hối thúc phải làm một điều gì đó. VậyWashington có thể làm gì?

Đó là khả năng điều động các “thần chết”MQ-9 Reaper trong chiến dịch truy quét  tận gốc “hang ổ” của chủ nghĩa khủng bố ở khu vực Bắc Waziristan. Song đối với những người Pashtun thìđó lại chính là vũ khí khủng bố.

Đó là khả năng Washington sẽ dấn thân vàomột cuộc xung đột sau khi phòng điều hành ở căn cứ không quân Nellis ởNevada ra chỉ thị về nó.

Đó là khả năng Washington sẽ dàn trận tấncông bằng bom chiến lược bất chấp khả năng  gây ra những hậu quả nặngnề.

Đó là khả năng các cơ quan đặc nhiệm Mỹ(JSOC) ra lệnh cho các lực lượng đặc biệt tiến hành các cuộc đột kích“bắt, giết”.

Đó là khả năng Washington lập ra một danhsách bắt bớ và giết hại (danh sách JPEL) giống như những gì  từng làm ởAfghanistan. Với danh sách này, không cần tên tuổi, chỉ cần một danhsách số điện thoại di động hoặc các số điện thoại vệ tinh cũng đủ biếnngười đó thành nạn nhân của “lửa địa ngục” Hellfire, một loại máy baykhông người lái của Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ cần nhớ rằng các khả năng đóđều sẽ dẫn đến sự trả thù đời đời của người Pashtun đối với Mỹ và quantrọng hơn cả là một cuộc chiến với cường độ thấp sẽ có khả năng bùng lêndữ dội, điên cuồng bất cứ lúc nào.

Theo Đất Việt




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.