Mỹ: Phòng thí nghiệm để lọt vi khuẩn chết người ra ngoài

Đây là loại vi khuẩn được xếp vào diện có thể sử dụng làm vũ khí sinh học.

Đây là loại vi khuẩn được xếp vào diện có thể sử dụng làm vũ khí sinh học.

Ngày 2/3, tờ USA Today của Mỹ đưa tin các quan chức bang Lousiana đang điều tra một loại vi khuẩn chết người vô cùng nguy hiểm bị lọt ra từ một phòng thí nghiệm được bảo vệ chặt chẽ trong một cơ sở nghiên cứu.

Loại vi khuẩn chết người này có tên là Burkholderia pseudomallei, có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á và phía bắc nước Úc. Một khi bị nhiễm vào đất và nước, loại vi khuẩn nguy hiểm này có thể lây lan cho người và động vật. Đây là loại vi khuẩn được xếp vào diện có thể sử dụng làm vũ khí sinh học.

Theo các nhà chức trách, do những sơ suất trong công tác an ninh, Trung tâm Nghiên cứu Linh trưởng Quốc gia Tulane ở Lousiana để lọt loài vi khuẩn này ra bên ngoài trong khi nghiên cứu một loại vaccine chống lại nó hồi tháng 11 năm ngoái.

Trung tâm nghiên cứu Tulane, nơi để lọt loại vi khuẩn nguy hiểm ra ngoài

Mặc dù nhà chức trách chưa phát hiện dấu vết của vi khuẩn này ở các khu vực xung quanh trung tâm, tuy nhiên 4 con khỉ được nhốt trong những chiếc lồng bên ngoài phòng thí nghiệm đã bị ốm, trong đó có 2 con đã bị tiêu hủy để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, một thanh sát viên liên bang sau khi đến kiểm tra cơ sở nghiên cứu này cũng đã bị nhiễm loại vi khuẩn này, mặc dù các bác sĩ chưa rõ liệu cô có bị nhiễm bệnh từ trước hay không, vì cô cũng đã từng đi ra nước ngoài trước đó.

Cơ sở nghiên cứu này nhận định rằng những con khỉ trên bị nhiễm vi khuẩn trong quá trình điều trị tại bệnh viện thú y trong trung tâm. Họ cũng đã lấy 39 mẫu đất và 13 mẫu nước xung quanh cơ sở để kiểm tra nhưng không phát hiện dấu vết của vi khuẩn trên.

Mặc dù trung tâm nghiên cứu Tulane khẳng định việc để lọt loài vi khuẩn này ra bên ngoài chưa gây nguy hiểm cho người dân, song các quan chức Mỹ đang ngày càng tỏ ra lo ngại và đòi hỏi phải có những hành động cấp bách hơn để ngăn chặn nguy cơ.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng trung tâm Tulane đã thu thập quá ít mẫu đất và nước ở khu vực xung quanh để xét nghiệm, nên chưa thể kết luận được rằng vi khuẩn trên chưa lan rộng.

Vi khuẩn nguy hiểm Burkholderia pseudomallei dưới kính hiển vi

Ông Richard Ebright, một chuyên gia an toàn sinh học thuộc Đại học Rutgers ở New Jersey tuyên bố: “Việc họ không thể xác định được loại vi khuẩn nguy hiểm trên lọt ra ngoài như thế nào là vô cùng đáng lo ngại”.

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có thể gây ra một căn bệnh rất nguy hiểm ở người và động vật gọi là bệnh Melioidosis với các triệu chứng như sốt, đâu đầu, đau cơ khớp, rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm phổi hoặc lao.

Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ một ngày đến vài năm, khiến nhiều người mắc căn bệnh này mà không hề hay biết cho đến khi xuất hiện các triệu chứng.

Theo Trung tâm An ninh Y tế UPMC, một số nước trên thế giới đã sử dụng loại vi khuẩn này như một vũ khí sinh học vì chúng có thể thu được dễ dàng từ đất và nước, đồng thời được biến đổi để chống lại các chất kháng sinh khác nhau.

Ở Thái Lan, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei đã từng gây ra đại dịch với tỉ lệ tử vong lên tới 50%, trong khi tỉ lệ tử vong của những người nhiễm vi khuẩn này ở Úc là 20%. Theo Bộ Y tế Úc, trong giai đoạn từ năm 2000-2009, đã có 176 người nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei ở bang Queensland miền bắc nước này.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.