Nam y tá bàng hoàng phát hiện cứu nhầm kẻ đánh bom Paris

Khi xé chiếc áo của nam thanh niên ra, David bàng hoàng nhận ra sự thật khủng khiếp rằng, người ông đang cố cứu sống là một kẻ đánh bom tự sát.

Khi xé chiếc áo của nam thanh niên ra, David bàng hoàng nhận ra sự thật khủng khiếp rằng, người ông đang cố cứu sống là một kẻ đánh bom tự sát.

Giữa cảnh hỗn loạn sau vụ nổ bom, xả súng hàng loạt ở Paris đêm 13.11, nam y tá David, 46 tuổi đã nhìn thấy nam thanh niên bị thương nằm giữa đống bàn ghế bị lật đổ ngổn ngang sau vụ nổ tại quán cafe Comptoir Voltaire và đang bắt đầu rơi vào trạng thái vô thức.

Theo bản năng cũng như trách nhiệm của người làm nghề y, ông David vội vàng hô hấp nhân tạo cho anh ta, giống như ông cách cố gắng cứu sống những nạn nhân khác.

Nam y tá David, người đàu tiên cố gắng cứu các nạn nhân trong vụ nổ ở quán cafe Comptoir Voltaire đêm 13.11.

Tuy nhiên, khi xé chiếc áo của nam thanh niên ra, David bàng hoàng nhận ra sự thật khủng khiếp rằng, người ông đang cố cứu sống là một kẻ đánh bom tự sát. Những gì ông nghĩ trước đó là một vụ nổ gas tại quán cafe Comptoir Voltaire thực tế là một vụ tấn công khủng bố kinh hoàng.

"Có những sợi dây, một trắng, một đen, một đỏ và một da cam. 4 màu khác nhau. Khi đó, tôi mới biết rằng anh ta là một kẻ đánh bom tự sát. Dây đầu tiên tôi nhìn thấy là chiếc màu đỏ. Tôi nghĩ đó là ngòi nổ. Có cái gì đó ở cuối dây", David kể lại tình huống lúc đó với hãng tin Reuters.

Nam thanh niên mà y tá David cố cứu sống chính là Brahim Abdeslam, một trong những kẻ tham gia vào các vụ tấn công khủng bố đẫm máu khiến 130 người thiệt mạng ở các quán bar, nhà hàng, sân vận động và nhà hát Paris đêm 13.11. Ngoài Abdeslam ra, không có ai ở quán cafe thiệt mạng.

Quán cafe Comptoir Voltaire - một địa điểm bị khủng bố tấn công đêm 13.11.

Một đoạn video mà Reuters thu thập được cho thấy, có 2 người đàn ông đã cố gắng cứu sống một người bị thương nằm trên sàn nhà. Một trong 2 người đàn ông đó được cho là y tá David. Không rõ danh tính người còn lại. Gần họ, còn có một người khác cũng bị thương đang nằm trên vũng máu.

Ảnh cắt từ video một người đàn ông đang cố gắng cứu người trong vụ nổ ở quán cafe Comptoir Voltaire.

Ngay lúc David nhận ra kẻ đánh bom tự sát thì lực lượng cứu hỏa đến. Trong đội cứu hỏa có một người ông quen. David đã nhanh chóng kể lại tình hình với người này.

"Anh ấy nhìn tôi và bắt đầu hét lên yêu cầu mọi người sơ tán", ông David kể.

Nam y tá cho biết, ông làm việc tại một bệnh viện ở Paris và biết rất rõ quán cafe Comptoir Voltaire vì ông sống ở gần đó.

David chia sẻ, ông chỉ biết người mình cố cứu sống là kẻ đánh bom tự sát khi xé áo của hắn.

Khi vụ nổ xảy ra, ông cũng đang ăn tối với một người bạn ở quán cafe. Khi người phục vụ mang đồ ăn tới thì vụ nổ xảy ra.

"Có một ngọn lửa lớn và bụi bốc lên. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng vụ nổ đó từ trong bếp mà ra. Tôi hét lên "tắt bình gas ngay". Tình huống khi đó rất hỗn loạn, mọi người đều tháo chạy. Tôi rời khu ăn uống và đi lên sân thượng", David cho hay.

Ban đầu, ông giúp đỡ một phụ nữ, sau đó là một nam thanh niên đang nằm trên bàn, vẫn còn tỉnh nhưng bị chảy máu. Sau đó, một người đàn ông khác đến hỗ trợ việc sơ cứu các nạn nhân và David chạy đến chỗ của tên khủng bố Abdeslam.

Tên Abdeslam, kẻ đã tự nổ tung mình trong vụ đánh bom tự sát tại quán cafe Comptoir Voltaire.

"Lúc đó, tôi không thể nào nghĩ được rằng anh ta là một kẻ đánh bom tự sát. Tôi chỉ đơn giản cho rằng anh ta bị thương sau vụ nổ gas. Sau đó, tôi nhận ra rằng anh ta đã chết nhưng tôi tự nhủ với mình rằng: Nếu còn cơ hội, tại sao không thử?", nam y tá chia sẻ.

David cho hay, ông không nhìn thấy Abdeslam đi vào quán. Ông tin rằng, tên này có thể đã ngồi trên tầng thượng khi kích nổ bom.

Theo cảnh sát, quả bom của Abdeslam đã không phát nổ hoàn toàn.

"Sau này, tôi nhớ lại khoảnh khắc tôi đặt hắn nằm xuống sàn, ra sức hô hấp nhân tạo cho hắn như thế nào. Việc đó cần phải mạnh tay và với việc làm như thế, tôi suýt đã mất mạng", nam y tá cho hay.

Theo Dân Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.