Nga "dội nước lạnh" vào Trung Quốc

Việc Nga đột ngột thay đổi lập trường, quay sang ủng hộ phương Tây kêu gọi Tổng thống Libya Moammar Gaddafi từ chức khiến Mỹ hài lòng và giúp quan hệ NgaMỹ cải thiện. Ngược lại, động thái này của Moscow khiến Trung Quốc tức giận.

Việc Nga đột ngột thay đổi lập trường, quay sang ủng hộ phương Tây kêu gọiTổng thống Libya Moammar Gaddafi từ chức khiến Mỹ hài lòng và giúp quan hệNga-Mỹ cải thiện. Ngược lại, động thái này của Moscow khiến Trung Quốc tứcgiận.


Nga đến Hội nghị Thượngđỉnh G8 tại Deauville, Pháp hồi tuần trước với tư cách là một lực lượngphản đối chiến dịch đơn phương can thiệp quân sự của phương Tây vàoLibya. Tuy nhiên, thay vì lên tiếng chỉ trích phương Tây về những hànhđộng ở Libya như họ vẫn làm trước đây thì Tổng thống Nga Dmitry Medvedevbất ngờ tuyên bố “chính quyền của Tổng thống Gaddafi mất tính hợp pháp”và Nga có kế hoạch giúp ông này ra đi.
 
Không lâu sau khi trở về Moscow từ hội nghị ở Pháp, Tổng thống Medvedevra lệnh cho đặc phái viên châu Phi của mình – ông Mikhail Margelov đếnLibya “trong thời gian gần nhất”. Ông Margelov là người được cả phươngTây và phe nổi dậy Libya yêu thích. Ông này thừa nhận: “Tương lai củaông Gaddafi là một chủ đề nhạy cảm nhất”.
 
Trung Quốc tức giận
 
Những động thái trên của Nga khiến Trung Quốc vô cùng bực tức. Bắc Kinhcảm thấy rằng họ bị Moscow dẫn vào một khu vườn và sau đó bỏ mặc họ mộtmình ở đó. Nga gần như huỷ bỏ dự án “hợp tác chung” về Trung Đông và BắcPhi mà Ngoại trưởng Nga Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Yang Jiechitừng nhất trí tại một cuộc gặp ở Moscow hồi tháng trước. Dự án này đượchai bên miêu tả là đưa quan hệ chiến lược Nga-Trung lên một tầm cao mới.
 
Sự tức giận của Bắc Kinh với Moscow được thể hiện qua một bài bình luậntrên tờ Tân Hoa xã. Bài báo này bắt đầu bằng một lời nhận xét mang hàm ýchế giếu rằng Nga “gia nhập vào các cường quốc phương Tây một cách ấntượng bằng việc kêu gọi ông Gaddafi từ chức”. Bài báo trên Tân Hoa xãcòn nói: “Các chuyên gia và nhà phân tích tin rằng sở dĩ Nga quay ngoắtthái độ trong vấn đề với Libya là vì muốn bảo vệ lợi ích riêng của họ ởđất nước Bắc Phi và muốn có một vai trò nhất định trong tương lai củanước này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hoài nghi về khả năng Nga có thểtạo nên sự khác biệt ở Libya”.
 
Bài bình luận của Tân Hoa xã khẳng định, Nga giữ lập trường trung lập vềvấn đề Libya trong lúc ngồi đánh giá xem bên nào cuối cùng sẽ thắng thế.Khi đó, Moscow chỉ trích cả NATO và ông Gaddafi. Tuy nhiên, thời giantrôi qua, khi thấy NATO quyết tâm lật đổ ông Gaddafi, Nga mới quyết địnhrằng, họ cần phải đứng về phía phương Tây. Bắc Kinh cáo buộc động tháicủa Moscow là mang tính “cơ hội”.
 
Ngoài tờ Tân Hoa xã, tờ Nhật báo Nhân dân của Trung Quốc cũng đăng mộtbài báo nhấn mạnh rằng, Trung Quốc luôn theo đuổi một chính sách dựatrên nguyên tắc đối với những nước ở Trung Đông và Bắc Phi. Bài báo nàyngầm so sánh sự kiên định của Trung Quốc với lập trường hay thay đổi củaNga. Theo Nhật báo Nhân dân, Bắc Kinh luôn tuân thủ các nguyên tắc cơbản là tôn trọng và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.Liên quan đến các cuộc xung đột ở một số nước, Trung Quốc kêu gọi cácbên giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và đàm phán.
 
Qua bài báo Trung Quốc xây dựng cho mình hình ảnh là một đất nước đángtin và có trách nhiệm. Còn về phần Nga, Trung Quốc cho rằng, hình ảnhcủa nước này sẽ bị phương hại vì vấn đề Libya.
 
Trung Quốc ”mất bạn”, Mỹ được lợi
 
Trung Quốc có lý do để tức giận với Nga về vấn đề Libya. Rõ ràng, tronglúc này, vấn đề niềm tin và uy tín đang khiến Bắc Kinh phải suy nghĩ.Trung Quốc đưa lập trường của mình đến gần với Nga trong những diễn biếnở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Nước này thậm chí gợi ý sẽ cùng Ngaphong toả bất kỳ động thái nào của phương Tây nhằm chống lại Damascus ởHội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong suốt thời gian qua, Nga và TrungQuốc luôn đứng cạnh nhau trong rất nhiều vấn đề, trong đó có cuộc xungđột ở Libya.
 
Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trong thời gian gần đây chứng kiến sự hợptác ngày càng chặt chẽ. Hai nước này cũng có chung nhiều quan điểm trongcác vấn đề quốc tế. Việc Moscow đột ngột thay đổi lập trường về Libyakhiến Bắc Kinh như bị dội một gáo nước lạnh. Bắc Kinh cảm thấy gần nhưbị “phản bội”.

Hơn nữa, Trung Quốc chẳng thể thấy thoải mái khi Nga đứng về phía Mỹ vàphương Tây. Việc Nga ủng hộ ông Gaddafi ra đi chắc chắn sẽ kéo quan hệgiữa nước này với Mỹ về gần nhau hơn. Điều này được thể hiện qua việcTổng thống Obama trao cho Moscow hợp đồng cung cấp máy bay trực thăngtrị giá lên tới 40 triệu USD cho chiến truờng Afghanistan. Chưa hết, Mỹvà phương Tây còn hứa sẽ ủng hộ Nga gia nhập vào Tổ chức Thương mại thếgiới trong năm nay.
 
Có lẽ người được lợi nhiều nhất trong việc Nga thay đổi lập trường vềvấn đề Libya chính là Tổng thống Obama. Mỹ và phương Tây đang đối mặtvới sự bế tắc kéo dài ở Libya. Nếu Moscow có thể thuyết phục ông Gaddafitừ chức thì đó sẽ là một cái kết tuyệt vời cho ông Obama. Ngược lại, nếuNga thất bại thì người ta cũng không nhằm vào ông Obama. Ngoài ra, việcNga không còn phản đối sự can thiệp của NATO vào Libya sẽ giúp phươngTây có thể tìm kiếm một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốcnhằm mở đường cho một sự thay đổi chính quyền ở Libya.
 
Trên phương diện rộng hơn, việc Nga đứng về phía phương Tây trong vấn đềở Libya chứng tỏ, chính sách cài đặt lại quan hệ Nga-Mỹ dù tiến triểnchậm nhưng rất vững chắc. Mỹ từng bước biến Nga từ một cường quốc haygây khó dễ cho họ thành một đối tác, lần lượt từ vấn đề Iran,Afghanistan và giờ là Libya. Đây được xem là một thành công đối ngoạithứ 2 của ông Obama sau chiến tích tiêu diệt được trùm khủng bố binLaden.

Theo VnMedia

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.