Obama được quà cáp gì trong hai năm làm Tổng thống?

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố danh sách các quà tặng mà Tổng thống Barack Obama và những nhân vật khác trong Chính phủ được các nguyên thủ khác tặng.

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bốdanh sách các quà tặng mà Tổng thống Barack Obama và những nhân vật khác trongChính phủ được các nguyên thủ khác tặng.

Năm 2009 Tổng thống Obama nhậnđược một bức điêu khắc bằng gỗ mun trị giá 6.000 USD từ Tổng thống Tanzania. Đệnhất phu nhân Michelle Obama nhận được một chuỗi ngọc trai đeo cổ trị giá 14.200USD của Quốc vương Abdullah nước Arab Saudi. Tổng thống và nhân viên của ôngnhận được tất cả 20 cặp khuy gài tay áo từ nhiều người quyền cao chức trọng ởnước ngoài gửi tặng.

Ấy thế nhưng tất cả những ngườimay mắn như vậy đều không được phép giữ những món quà đó làm của riêng. Theođiều 1 chương 9 của Hiến Pháp Mỹ qui định thì “Không một ai nắm giữ chức vụtrong Chính phủ được phép nhận mà không có sự đồng ý của Quốc hội, bất cứloại quà tặng, tiền bạc, chức, tước gì từ bất cứ vị vua, hoàng tử hay một Chínhphủ nước ngoài nào”.

Obama được quà cáp gì trong hai năm làm Tổng thống?
Ông Obama (trái) nhận được rất nhiều quà.

Tuy nhiên, luật lệ đó không thểngăn những người quyền cao chức trọng nước ngoài tặng quà cho các quan chứcChính phủ Mỹ. Do đó, số quà tặng từ những quan chức Chính phủ nước ngoài vào năm2009 lên tới 950.000 USD.

Dù các giới chức Chính phủ Mỹkhông được phép giữ những quà tặng đó nhưng thường thì họ vẫn nhận vì lý do đượcnêu lên trên giấy tờ khai báo: “không nhận sẽ làm cho người tặng và Chính phủ Mỹbẽ mặt”.

Hiện hầu hết những quà tặng từ nước ngoài đều được giao nộp lại cho Chính phủliên bang. Quà của Tổng thống và Phó Tổng thống được đưa vào Văn khố quốc gia.Còn quà cho các giới chức khác trong Chính phủ thường được trả về cho cơ quan màhọ làm việc và được báo cáo với Cơ quan quản trị dịch vụ chung GSA của Chính phủLiên Bang.

Tuy nhiên một số quà tặng được giữ lại chỉ được phép “dùng làm của công” màthôi. Rất nhiều trong số những món quà giữ lại đó là những hiện vật để tranghoàng, như một tấm thảm do Thủ tướng Ấn Mahmohan Singh tặng cho Phó Tổng thốngJoe Biden hay một bộ đồ sứ của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trìtặng Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Luật lệ liên bang cũng cho phép các giới chức Chính phủ mua lại những quà tặngnày. Nhưng trong năm 2009 chỉ có 5 người mua lại mà thôi.

Theo danh sách những món quà nướcngoài gửi tặng năm 2009 thì đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama được tặng quànhiều nhất, với trị giá tổng cộng lên tới 244.266 USD, sau đó mới đến Tổng thốngObama với 165.808 USD. Tiếp theo là Ngoại trưởng Clinton. Phó Tổng thống Bidenchỉ đứng hạng 7 trên danh sách 10 quan chức Mỹ được tặng quà nhiều nhất.

Tuy nhiên một quan chức Mỹ đượcnước ngoài tặng quà được phép giữ lại những món quà nhỏ, với trị giá dưới 30 USDmỗi lần, theo như luật lệ dã được sửa đổi dưới thời Tổng thống Reagan.

Bất cứ món quà nào không do mộtquan chức Chính phủ nước ngoài tặng được coi là một quà nội địa. Những món quànày được cho đi theo bất cứ cách gì mà Tổng thống và phu nhân muốn. Nếu họ muốngiữ, họ không phải mua lại từ Chính phủ.

Thường thì Tổng thống và phu nhânchỉ giữ lại rất ít các quà tặng mà họ nhận được vì nhiều lý do. Sau đây là mộtsố lý do cho việc không giữ quà tặng:

- Luật lệ buộc phải trả tiền chomột số những quà tặng từ nước ngoài.

- Đơn vị đặc trách quà tặng củaNhà Trắng liên tục nhận được vô số quà tặng của công chúng gửi tới, và hầu nhưkhông cách gì mà Tổng thống và phu nhân có thời giờ để mắt đến phần lớn nhữngquà cáp này.

- Để bảo vệ Tổng thống và giađình, Cơ Quan Bảo Vệ Yếu Nhân đòi hỏi phải hủy tất cả những quà tặng gì là đồ ănthức uống, nước hoa hay các loại kem bôi ngoài da.

- Bất cứ những quà cáp gì mà Tổngthống và đệ nhất phu nhân giữ lại cũng phải báo cáo cho Sở đặc trách về Đạo đứccủa Chính phủ.

- Tổng thống và phu nhân có thểphải trả thuế liên bang đánh trên trị giá của những món quà tặng mà họ giữ.

Tất cả những món quà mà Tổngthống và phu nhân không giữ lại đều được đơn vị đặc trách quà tặng của Nhà Trắngđưa vào Văn khố quốc gia như nói ở trên, và chúng trở thành một phần của bộ sưutập trong viện bảo tàng thư viện của Tổng thống.

Hầu hết các quà tặng nội địa mà Tổng thống và phu nhân không giữ lại được đemtặng cho các tổ chức từ thiện hay các tổ chức phi Chính phủ hoặc chuyển giaocho Văn khố quốc gia để giữ cho thư viện Tổng thống sau này.

Dưới thời Tổng thống Reagan, luậtlệ giữ quà tặng được sửa đổi để nâng tổng số trị giá các món quà mà các quanchức được phép giữ từ 100 USD lên 180 USD trong một năm.

Một món quà tặng của Liên Xô thờichiến lạnh, trên nguyên tắc là do các em học sinh Liên Xô gửi tặng cho đại sứ MỹAverell Harriman năm 1946. Đó là một mô hình dấu triện của Mỹ khắc trên gỗ, lớnvào khoảng hơn nửa m. Đại sứ Harriman treo nó trong Spaso House, tư dinh của đạisứ Mỹ tại Thủ đô Moscow.

Đến năm 1952 dưới thời đại sứGeorge Kennan, một vụ thanh tra kỹ thuật của cơ quan phản gián Mỹ khám phá mộtmáy vi âm có thể được khởi động từ xa bằng tín hiệu radio bị lén gài đặt trongmón quà tặng này.

Đến năm 1960, khi Liên Xô đem vụmáy bay U-2 của Mỹ bị bắn rơi trên không phận của Liên Xô ra trước Hội đồng bảoan, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, ông Henry Cabot Lodge, Jr. trưng dẫn vụ XôViết dấu dụng cụ do thám trong dấu triện lớn làm quà tặng cho đại sứ Mỹ để làmbằng chứng cho thấy Liên Xô cũng do thám Mỹ và chặn được một nghị quyết do LiênXô đề xuất lên án Mỹ về vụ máy bay U-2 tại Hội đồng bảo an.

Theo VOA



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.