Phiến quân Boko Haram tàn sát 2.000 người ở Nigeria

Giới chức Nigeria thông báo phiến quân Boko Haram đã giết ít nhất 2.000 người sau khi chúng chiếm một thị trấn và một căn cứ quân sự quan trọng ở phía đông bắc đất nước.

Giới chức Nigeria thông báo phiến quân Boko Haram đã giết ít nhất 2.000 người sau khi chúng chiếm một thị trấn và một căn cứ quân sự quan trọng ở phía đông bắc đất nước.
 
Hôm 3/1, phiến quân Boko Haram chiếm thị trấn Baga bên bờ hồ Chad và đại bản doanh của Lực lượng Tác chiến hỗn hợp đa quốc gia - nơi binh sĩ Nigeria, Niger và Chad đồn trú.
 
Al Jazeera đưa tin ít nhất 100 người thiệt mạng sau khi Boko Haram tấn công vào thị trấn Baga trong đợt đầu tiên. Phiến quân hủy diệt các làng chài quanh hồ Chad bằng bom xăng, mìn và lưu đạn. Sau đó chúng tràn qua nhiều thành phố, thị trấn khác của bang Borno trong những ngày tiếp theo.
 

Phiến quân Boko Haram

 
"Chúng thiêu rụi và phá 16 thị trấn và làng - bao gồm Baga, Doron-Baga, Mile 4", Musa Bukar, một quan chức địa phương, nói.
 
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói Boko Haram đã san bằng thị trấn Baga và tàn sát khoảng 2.000 người dân tại đây (tính đến ngày 9/1). Hàng trăm thi thể nạn nhân vẫn còn rằm rải rác trong các bụi cây. Hầu hết nạn nhân là phụ nữ, trẻ em và người già. Họ không kịp chạy trốn khi chiến binh Boko Haram càn quét thị trấn bằng xe quân sự, tấn công người dân bằng súng phóng lựu và súng trường.
 
Mike Omeri, một người phát ngôn của chính phủ Nigeria, xác nhận rằng cuộc chiến vẫn tiếp diễn hôm 9/1 tại Baga, thị trấn giáp biên giới Chad.
 
“Lực lượng vũ trang đã phản ứng nhanh chóng và không kích các mục tiêu quân sự của phiến quân”, Omeri tuyên bố.
 
Thống kê của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại tại Washington cho thấy trong năm 2014, phiến quân Hồi giáo giết khoảng 10.000 người dân Nigeria. Hơn 1 triệu người phải rời bỏ nhà và hàng trăm ngàn người vượt biên vào Chad, Cameroon để trốn tránh bạo lực.
 
Boko Haram lên kế hoạch thành lập vương quốc Hồi giáo ở đông bắc Nigeria từ năm 2009. Chúng đã chiếm phần lớn bang Borno và 3 cửa khẩu biên giới với Niger, Chad và Cameroon. Dù có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi, Nigeria vẫn không thể trấn áp phiến quân mà phải cầu cứu sự giúp đỡ của nước ngoài.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.