- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phụ nữ Arab phản đối váy ngắn
Trong mắt Asma al-Muhairi, những chiếc váy ngắn, áo hai dây, hay quần bó chẽn gợi cảm mà các nữ du khách nước ngoài thường vẫn mặc, chẳng khác nào một quả đấm giáng vào mặt một người Arab cổ điển như cô.
Con số du khách nước ngoài ngày càng gia tăng ở Abu Dhabi cũng đồng nghĩa với nỗi lo ngày một lớn của Asma al-Muhairi, rằng sẽ tới lúc các cô gái trẻ ở nước này quyết định trút bỏ bộ đồ màu đen truyền thống, để khoác lên mình những trang phục mát mẻ theo phong cách phương Tây.
Mọi chuyện bắt đầu khi cô gái 23 tuổi bắt gặp những hình ảnh mà theo cô là "vô cùng bất lịch sự" ở một trong rất nhiều trung tâm mua sắm sang trọng ở Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất.
"Khi ở một trung tâm mua sắm, tôi nhìn thấy hai cô gái trẻ đang mặc...tôi thậm chí không thể nói tên của cái thứ trang phục ấy. Nó trông không khác nào đồ lót", al-Muhairi, một cô gái Arab hiện đại, với chiếc đồng hồ vàng hiệu Versace trên tay, nói.
"Tôi đứng đó và nghĩ: 'Tại sao điều này vẫn được tiếp diễn? Tại sao lại ở trung tâm mua sắm? Tôi thấy rất nhiều gia đình ở đó, và trẻ em thì ở mọi nơi'."
Không thuyết phục được quản lý các trung tâm mua sắm thay đổi chính sách về cách ăn mặc, al-Muhairi và một người bạn, Hanan al-Rayes, quyết định lập một tài khoản trên mạng xã hội Twitter để bày tỏ mối quan tâm của mình.
Họ đã nhận được rất nhiều sự phản hồi và đi tới quyết định thành lập một tổ chức trên Twitter mang tên UAEDressCode, nhằm tìm cách ngăn chặn số lượng ngày càng tăng những phụ nữ ra đường trong váy ngắn và quần chẽn.
Chiến dịch bắt đầu, và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bản địa Emirati, chiếm số lượng không nhiều trên đất nước này.
Người Emirati chỉ chiếm hơn 10% trong số 8 triệu dân đang sống ở quốc gia vùng Vịnh. Phần lớn dân số nước này là người châu Á, châu Phi và lao động Trung Đông, cũng như một bộ phận người phương Tây đang sinh sống tạm thời.
Dân số UAE đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua khi đất nước bước vào thời kỳ bùng nổ kinh tế, đưa Dubai trở thành một trung tâm tài chính và du lịch của Vịnh Arab.
"Tôi nghĩ trong một khu vực đang ngày càng hỗn loạn, giữa một thời đại quan trọng với quá trình toàn cầu hóa, cư dân của UAE đang ngày càng quan tâm tới việc văn hóa và những giá trị cốt lõi của họ đang bị xâm phạm", Christopher Davidson, một chuyên gia về vùng Vịnh tại Đại học Durham ở Anh, nói.
"Trong một số trường hợp, đó là phản ứng của người dân với giới chức và lãnh đạo rằng họ đã không hề nỗ lực để ngăn chặn vấn đề này", ông nói thêm. "Chúng ta từng thấy họ phản ứng như thế nào với đồ uống có cồn, và giờ sẽ là với những bộ trang phục mà họ cho là bất lịch sự."
Khi số lượng người nước ngoài đến tăng cao, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều câu chuyện về việc họ gây ảnh hưởng như thế nào tới văn hóa truyền thống của UAE, nơi hạn chế số lượng quán bar và câu lạc bộ đêm, đồng thời cấm bày tỏ tình cảm ở nơi công cộng.
Bản thân những người Emirati luôn cố gắng tránh mặt các vị khách nước ngoài "thoáng tính". Tuy nhiên, những trung tâm thương mại lại là một chuyện khác.
Đó là một trong số ít những địa điểm nơi mọi người có thể đến để tránh khỏi cái nóng tới khó thở của vùng Vịnh. Sự đụng độ văn hóa là khó có thể tránh khỏi, khi các gia đình Emirati truyền thống tới mua sắm và thư giãn trong các tiệm cà phê, bên những cô gái ngoại quốc mang trên mình áo hai dây, quần short và thậm chí là những bộ trang phục "kiệm vải" hơn.
Hầu hết các trung tâm mua sắm có quy định khách hàng phải mặc trang phục kín đáo và không được để lộ vai hay đầu gối, nhưng chỉ một vài trong số đó thực hiện chúng trên thực tế. Phía cảnh sát cũng cho biết, họ chẳng thể làm gì vì không hề có luật chống lại những người ăn mặc bất lịch sự.
"Mọi người nhìn vào những bộ trang phục ấy suốt nhưng chẳng ai nói câu nào", một nhà hoạt động người Emirati tên là Bin Thaneya nói. "Bạn không thể tới cảnh sát vì những chuyện như vậy. Chẳng ai làm việc đó. Bạn cũng không thể tới nói chuyện với quản lý trung tâm mua sắm."
Chiến dịch của Al-Muhairi chỉ là một trong những hoạt động tương tự được thực hiện suốt nhiều năm nay, do những người phụ nữ Emirati có tư tưởng bảo thủ tiến hành. Họ đang nhận được sự ủng hộ từ những phương tiện truyền thông, cũng như làn sóng Mùa xuân Arab, chuỗi sự kiện giúp người Emirati tin rằng họ có thể nói ra một số vấn đề của xã hội.
UAEDressCode hiện có hơn 3.300 người theo dõi trên Twitter. Tuy nhiên, chiến dịch này cũng có thể gây ra bất đồng giữa người dân địa phương và du khách nước ngoài. Không giống những chiến dịch tương tự ở Kuwait hay Arab Saudi, động lực cho UAEDressCode không đến từ những người Hồi giáo cực đoan, mà từ những người dân địa phương như al-Muhairi. Bản thân cô cũng là một phụ nữ rất hiện đại, xài hàng hiệu, uống Starbucks và xem phim nước ngoài. Điều duy nhất cô muốn là những vị khách ngoại quốc hãy tôn trọng trang phục địa phương.
"Chúng tôi không yêu cầu họ phải ăn mặc giống chúng tôi. Chúng tôi mang tới cho họ sự tự do dựa trên đức tin và tôn giáo", al-Muhairi nói. "Chúng tôi không bao giờ muốn phán xét bất cứ ai. Hãy làm những thứ bạn muốn và mặc những gì bạn thích. Nhưng hãy biết dừng lại đúng lúc. Đơn giản là hãy biết tôn trọng những người xung quanh."
Chiến dịch này đã thu hút sự chú ý của Hội đồng Dân tộc Liên bang (FNC). Tổ chức này tháng trước cam kết sẽ thúc đẩy mạnh hơn các biện pháp để chấn chỉnh văn hóa ăn mặc ở nơi công cộng. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Văn hóa Abdulrahman al-Owais cho biết ông ủng hộ những nỗ lực giữ gìn truyền thống lâu đời của UAE.
"Nếu có một điều luật, cách hành xử sẽ hoàn toàn thay đổi", Hamad al-Rahoomi, một thành viên của FNC, nói.
"Chúng tôi không muốn bắt ai cả. Chúng tôi chỉ muốn mọi người hãy suy nghĩ trên phương diện khác", al-Rahoomi nói. "Nhưng gì tôi muốn là mỗi khi ra ngoài cùng gia đình, tôi sẽ không bắt gặp những hình ảnh khiến mình phải đỏ mặt."
Khách du lịch, một số đang khoác lên mình những bộ váy mát mẻ, số khác bận quần chẽn và áo hai dây, luôn kiên quyết bảo vệ quyền tự do ăn mặc, vì mục đích thời trang hoặc vì muốn tránh cái nóng gay gắt của mùa hè Arab. Không ai trong số 10 người được phỏng vấn ở Dubai và Abu Dhabi biết về UAEDressCode. Một số thậm chí tin rằng đạo luật về trang phục sẽ đưa mọi việc đi quá xa.
"Tôi nghĩ thật nực cười, bởi phần lớn những người đang có mặt ở Dubai là khách du lịch", Sarah, một nữ du khách 21 tuổi, nói. Cô gái trẻ mặc một chiếc váy ngắn để lộ hai vai và khoe đôi chân dài. "Tôi cảm thấy thoải mái trong bộ trang phục này và đây chính là cách ăn mặc của tôi", cô khẳng định.
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.