Rụng rời vì ăn lẩu “ninh” pin điện thoại suốt hơn 1 tiếng

Một gia đình ở Trung Quốc đang vô cùng hoang mang kèm thêm bức xúc sau khi ăn gần hết nồi lẩu mới phát hiện một cục pin điện thoại được “ninh” trong nồi hơn 1 tiếng đồng hồ.

Một gia đình ở Trung Quốc đang vô cùng hoang mang kèm thêm bức xúc sau khi ăn gần hết nồi lẩu mới phát hiện một cục pin điện thoại được “ninh” trong nồi hơn 1 tiếng đồng hồ.

Trang báo điện tử Sohu (Trung Quốc) vừa đưa tin cho hay, ngày 11/10 vừa qua, vợ ông Trương (Tế Nam, Sơn Đông) đưa con đi ăn lẩu tại nhà hàng Tiểu Sàm Hùng ở tầng 6, quảng trường Hằng Long tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Sau khi việc ăn uống diễn ra hơn 1 tiếng, vợ ông Trương vô tình gắp phải một cục pin điện thoại màu đen trong nồi.

Khi nghe vợ gọi điện thoại kể lại, ông Trương thực “rụng rời” khi vì nghĩ đến cảnh pin điện thoại có thể nổ ở nhiệt độ cao. Nếu pin nổ thì chắc chắn vợ con ông và những người xung quanh sẽ không tránh được thương tích.

Thông số trên cục pin ghi rõ ngày sản xuất là 27/4/2012, cấm cho vào nước, nhiệt độ bảo quản không quá 60 độ C.


Vật chứng bên trong nồi lẩu.
Vật chứng bên trong nồi lẩu.

Nhà hàng Tiểu Sàm Hùng ngay sau khi xảy ra sự cố này đã viết một giấy cam kết đảm bảo bồi thường toàn bộ chi phí do ảnh hưởng của Pin đến cơ thể khách hàng.

Ông Trương sau khi đến hiện trường nhận thấy thái độ thành khẩn của nhà hàng cùng giấy tờ đảm bảo nên đã dẫn vợ con đến bệnh viện kiểm tra.

Theo tư vấn của bác sỹ, việc kiểm tra mức độ nguy hại của Pin điện thoại đến cơ thể con người cần phải trải qua 3, 4 bước, thời gian kiểm tra rất dài. Chủ yếu làm các xét nghiệm đo lường kim loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân.

Ông Trương cho biết, khó nhất là làm xét nghiệm thủy ngân vì ở Tế Nam không có dịch vụ này. Gia đình phải lên Bắc Kinh mới có thể kiểm tra và chi phí rất cao.

Phía đại diện của nhà hàng lẩu khi nhận thông báo từ người nhà ông Trương đã trả lời rằng: Đang thông báo lên cấp cao hơn về sự việc này, tất cả phải đợi trả lời chính thức từ nhà hàng.

Vài ngày sau, phía nhà hàng chấp nhận chịu bồi thường chỉ vài trăm tệ nhưng ông Trương cho rằng như vậy không thỏa đáng vì mức phí xét nghiệm một người đã lên đến 1500 NDT.

Thái độ quay ngoắt 180 độ của nhà hàng lẩu

Do vấn đề chi phí xét nghiệm nên ông Trương và đại diện nhà hàng Tiểu Sàm Hùng hiện vẫn chưa thống nhất được phương án giải quyết. Lần cuối ông đến tìm gặp Giám đốc nhà hàng thì thái độ người này thay đổi hoàn toàn.

Camera giám sát tại nhà bếp không phát hiện ra nhân viên nào lỡ cho pin vào nồi lẩu. Khi gặp luật sư của ông Trương, vị Giám đốc này phủ nhận trách nhiệm của nhà hàng.

Trước tình huống này, ông Trương vô cùng bức xúc yêu cầu phía nhà hàng lẩu phải công khai xin lỗi, chịu mọi phí tổn xét nghiệm, chữa trị sau này.

Giám đốc Trần của Tiểu Sàm Hùng cho rằng nồi lẩu thì không to, nước lẩu đều được chắt ra từ bình lớn, bình nước lẩu cũng có vòi nên không thể có chuyện cục pin lọt qua được.

Người này cũng nói ông Trương có thể trực tiếp liên hệ với các cơ quan chức năng để nhờ giải quyết vì đây không phải lỗi nhân viên nhà hàng.


Đến các nhà hàng lẩu là lựa chọn của nhiều gia đình Trung Quốc nhất là vào mùa đông. Ảnh minh họa.
Đến các nhà hàng lẩu là lựa chọn của nhiều gia đình Trung Quốc nhất là vào mùa đông. Ảnh minh họa.

Phóng viên Sohu cho hay, nhà hàng có rất nhiều camera giám sát nên việc tìm ra cục pin ở đâu “rơi” vào nồi lẩu không có gì khó.

Tuy nhiên, phía nhà hàng cho biết các máy quay camera đã bị hỏng từ trước khi sự việc này xảy ra.

Trong khi đó, ông Trương khẳng định, lần trước ông đến nhà hàng đã được vị Giám đốc này cho xem clip ghi lại hoạt động trong nhà bếp đúng ngày xảy ra vụ việc. Tuy nhiên lần này, họ lại nói là các camera đã bị hỏng từ trước.

Do thái độ không hợp tác như trên nên ông Trương quyết định sẽ tìm đến pháp luật để giải quyết sự việc gây tranh cãi này.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.