- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tàu sân bay: Biểu tượng tham vọng hải quân Trung Quốc
Nó là biểu tượng rõ ràng nhất của sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của Trung Quốc. Con tàu khổng lồ mới nhất, sơn màu xám, với 60.000 tấn sắt thép, đậu ở gần cảng Đại Liên, hầu như đã sẵn sàng hạ thủy.
Nó là biểu tượng rõ ràngnhất của sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của Trung Quốc. Con tàu khổng lồ mớinhất, sơn màu xám, với 60.000 tấn sắt thép, đậu ở gần cảng Đại Liên, hầu nhưđã sẵn sàng hạ thủy.
Quân đội Trung Quốc (PLA) tỏra miễn cưỡng khi công bố bất kỳ điều gì về tàu sân bay đầu tiên của họ.Nhưng đây lại là một bí mật khó giữ kín nhất của Trung Quốc, vì nó ở đódường như để tất cả mọi người chứng kiến, ở vị trí có vẻ bất hợp lý phía sausiêu thị Ikea của Đại Liên.
Con tàu khổng lồ đã mất nhiềunăm để xây dựng, và đó là một dấu hiệu rõ ràng của việc mở rộng quân sựTrung Quốc và khát vọng muốn phô diễn sức mạnh của mình bên ngoài các vùngbiên giới hơn bao giờ hết. "Một tàu sân bay là biểu tượng của sức mạnh hảiquân”, tướng Hứa Quảng Ngọc của PLA đã nghỉ hưu cho biết. "Trung Quốc nên ítnhất ở ngang tầm với các thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo anLHQ, những nước có tàu sân bay”.
Ông Hứa giờ đây đang cố vấncho chương trình hiện đại hóa quân sự của chính phủ Trung Quốc. Hiện có bảyquốc gia đang sở hữu tàu sân bay, trước đây từng là 8 nhưng Anh vừa ngừngchiếc cuối cùng và sẽ phải mất vài năm để xây dựng tàu mới.
"Nó cũng là một biểu tượngcủa sự răn đe”, ông Hứa nhấn mạnh. “Kiểu như nói thế này: Đừng gây rối vớitôi, đừng nghĩ có thể chèn ép tôi. Vì vậy sẽ là bình thường nếu chúng tôimuốn có tàu sân bay, sẽ là khác thường nếu Trung Quốc không có cái nào”.
Ảnh: wartard |
Nâng cấp
Đại Liên không chỉ là một căncứ hải quân lớn mà còn là một cảng thương mại chủ chốt. Các bến tàu nằmquanh một vịnh lớn. Ở đây cũng có nhà máy lọc dầu, cầu cảng, xưởng đóng tàuvới những tháp cần cẩu lớn – nơi những tàu hàng khổng lồ, tàu chở dầu đangtrong quá trình xây dựng.
"Sự phát triển lực lượng vũtrang của chúng tôi có liên quan tới phát triển kinh tế”, ông Hứa nói."Trong cung cấp năng lượng và thương mại, giờ đây chúng tôi có lợi ích khắptoàn cầu. Có những tuyến đường vận chuyển sống còn ở châu Á, Ấn Độ Dương,châu Phi và hai bờ Thái bình Dương mà chúng tôi cần bảo vệ. Vì thế, quân độichúng tôi cần đủ mạnh để theo kịp các hoạt động kinh tế và ngoại giao".
PLA đang tập trung vào cả hải quân và không quân trong chương trình hiện đạihóa khi thừa nhận hai lực lượng này còn tương đối yếu. Khi đi vào hoạt động,tàu sân bay sẽ là bước tiến đáng kể của hải quân Trung Quốc.
Dõi theo sát sao mọi độngthái trên là Mỹ. Hơn một thế kỷ, kể từ khi Thế chiến II chấm dứt, Hải quânMỹ hoạt động các hạm đội tàu sân bay không hề gặp thách thức nào ở châu Á vàThái Bình Dương. Mỹ có 11 tàu sân bay.
Mỹ và Trung Quốc đều nhìnnhận các chương trình quân sự của nhau với sự hoài nghi. Rất nhiều người ởPLA tin là Mỹ đang nỗ lực phong tỏa và ngăn chặn sự gia tăng của họ. Còn Mỹthì nói rằng, những phát triển quân sự của Trung Quốc là không minh bạch,luôn trong vòng bí mật và mục đích thực sự không rõ ràng.
"Đó là vì Trung Quốc cókhoảng thời gian rất dài phủ nhận rằng họ đang theo đuổi một tàu sân bay,thậm chí còn cố gắng thuyết phục thế giới để thế giới tin là, họ mua lại tàusân bay từ Ukraine chỉ để tạo ra một sòng bạn mới ở một trong các cảng củahọ”, Rick Fisher, một nhà phân tích cấp cao tại Trung tâm Đánh giá Quốc tếvà Chiến lược ở Virginia, Mỹ cho biết. "Không lâu nữa, họ sẽ có máy baytương đương với các máy bay chiến đấu của Mỹ hoạt động trên tàu sân bay”.
Thay đổi sức mạnh
Theo một số nhà quan sát,Trung Quốc muốn tự xây dựng khoảng bốn tàu sân bay. Ông Fisher, người đã có20 năm nghiên cứu quân sự Trung Quốc, nói đó là những tham vọng lớn. "Tàusân bay là một phần nỗ lực thực hiện sứ mệnh lịch sử đưa ra năm 2004 củaTrung Quốc rằng, quân đội Trung Quốc sẽ gia tăng bảo vệ các lợi ích bênngoài đất nước”, ông nói. "Vào khoảng những năm 2020, Trung Quốc muốn có mộtquân đội có thể triển khai toàn cầu và sẽ có thể thách thức các lợi ích Mỹnếu họ cần thách thức”.
Tháng trước, chuyến thăm củaTổng tham mưu trưởng PLA, tướng Trần Bỉnh Đức tới Lầu Năm Góc đã được coi lànỗ lực cải thiện quan hệ quân sự vốn có nhiều căng thẳng giữa Mỹ và TrungQuốc. Các ban nhạc quân đội Mỹ và Trung Quốc đã chơi cùng nhau khi ông Trầnở thăm Mỹ.
Ông đã cố gắng xoa dịu nhữngquan ngại bằng tuyên bố, Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm cách đối chọi vớisức mạnh quân sự Mỹ. Ông nói, Trung Quốc tụt hậu so với Mỹ. “Trong chuyếnthăm Mỹ lần này, tôi đã thấy sức mạnh quân sự Trung Quốc, tôi cảm thấy kinhngạc, không chỉ vì chúng tôi không có khả năng thách thức Mỹ, mà còn vì cáctàu chiến và máy bay Mỹ, chiến lược của Mỹ, đó là một cản trở thực sự vớichúng tôi”.
Quân đội Trung Quốc được tinlà tụt hậu sau Mỹ khoảng 20 năm. Nhưng với nỗ lực mở rộng nhanh chóng, TrungQuốc giờ đây đang tập trung vào các vũ khí được thiết kế để làm giảm sứcmạnh quân sự Mỹ.
PLA đã đầu tư mạnh vào tàungầm. Nhiều người tin rằng họ sắp triển khai tên lửa đạn đạo mệnh danh “sátthủ tàu sân bay” đầu tiên trên thế giới, PLA cũng đã có máy bay chiến đấutàng hình đầu tiên và đang nỗ lực xây dựng các máy bay hiện đại sử dụng trêntàu sân bay. Theo giới phân tích, tất cả nỗ lực này có thể nhằm mục tiêu làcác căn cứ Mỹ, tàu Mỹ và tàu sân bay Mỹ ở châu Á. Chúng sẽ gây nguy hiểm hơncho các hạm đội tàu sân bay Mỹ khi hoạt động ở gần vùng biển Trung Quốc.
Trong khả năng xảy ra xungđột, những vũ khí mới của Trung Quốc có thể khiến hoạt động của Mỹ khó khănhơn. Sở hữu tàu sân bay sau đó có thể khiến Trung Quốc phô diễn sức mạnh hơnnhiều trước đây. Và điều đó khiến nhiều nước khu vực lo lắng, nhất là cácquốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.
Và Hàn Quốc, Nhật Bản vốntrông đợi vào sự bảo vệ an ninh của Mỹ có thể bắt đầu hoài nghi về việc Mỹthực sự có thể bảo vệ họ thế nào trong tương lai. Có thể một ngày nào đó, sựđảm bảo an ninh cũng như ảnh hưởng của Mỹ sẽ bị xói mòn trong khu vực.
Sẽ còn nhiều việc phải làmtrước khi các tàu sân bay của Trung Quốc trở thành một lực lượng mạnh. Nhưngđậu ở cảng Đại Liên, tàu sân bay là một dấu hiệu rõ ràng của những tham vọnghải quân Trung Quốc cũng như đánh dấu cho sự thay đổi sức mạnh đang diễn ra.
Theo Thái An
Vietnamnet
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.