Thiếu nữ 16 tuổi là ứng viên sáng giá của Nobel hòa bình 2013

Chiều nay giải Nobel hòa bình 2013 sẽ chính thức được công bố. Một trong những ứng viên sáng giá năm nay là thiếu nữ 16 tuổi người Pakistan Malala Yousafzai, người dù bị Taliban ám sát vẫn tiếp tục vận động người khác đến trường.

Chiều nay giải Nobel hòa bình 2013 sẽ chính thức được công bố. Một trong những ứng viên sáng giá năm nay là thiếu nữ 16 tuổi người Pakistan Malala Yousafzai, người dù bị Taliban ám sát vẫn tiếp tục vận động người khác đến trường.

Ngoài Malala Yousafzai, những cái tên đang rất được chú ý khác là bác sỹ người Congo Denis Mukwege và Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW).

Theo truyền thống, vào 11 giờ trưa 11/10 theo giờ địa phương (tức 16 giờ giờ Việt Nam), chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy Thorbjoern Jagland sẽ công bố giải thưởng tại Viện Nobel ở thủ đô Oslo.

Và cũng giống như những năm trước, đồn đoán về người chiến thắng đã “nóng” lên trước giờ trao giải. Các nhà bình luận đều cố gắng đoán xem ai trong số 259 ứng viên sẽ được vinh danh.

“Việc đưa ra lựa chọn chính xác là luôn khó khăn, nhưng Ủy ban Nobel đã không gặp khó khăn nào trong việc đạt được sự đồng thuận trong năm nay”, ông Jagland khẳng định với hãng tin AFP


Malala Yousafzai được xem như ứng viên sáng giá

 
Dù vậy ông từ chối tiết lộ về quyết định của Ủy ban.

Các chuyên gia cũng như các trang cá cược đã đặt Malala vào vị trí ứng cử viên số 1. Ở độ tuổi mới 16, nếu giành giải, thiếu nữ người Pakistan sẽ là người nhận giải Nobel trẻ nhất từ trước đến nay ở mọi lĩnh vực.

Malala đã không lùi bước trước những phần tử Taliban cực đoan dù bị chúng bắn vào đầu hồi năm ngoái. Sau khi may mắn sống sót, Malala tiếp tục chiến dịch vận động vì giáo dục dành cho các bé gái trên phạm vi toàn cầu.

Trong ngày hôm qua, em đã được Nghị viện châu Âu trao giải Sakharov. Tuy vậy một số chuyên gia cũng cho rằng độ tuổi quá trẻ của Malala có thể khiến cơ hội giành giải thấp đi.

“Đó có thể là một gánh nặng. Việc đặt nó lên một đứa trẻ có vẻ như không được đúng đắn lắm”, Tilman Brueck, người đứng đầu viện nghiên cứu hòa bình SIPRI tại Stockholm cho biết.

Để giảm bớt gánh nặng này, Ủy ban có thể chọn để vinh danh nỗ lực của Malala bằng cách trao giải cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) hoặc chia sẻ cho cả Malala và UNESCO, kênh truyền hình NRK của Na-uy đề xuất.

Ủy ban trên cũng có thể đi theo một hướng hoàn toàn khác. Trong tối thứ Năm, các kênh truyền hình Na-uy khẳng định OPCW - cơ quan chịu trách nhiệm tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria là một ứng viên nặng ký.

Ngoài ra, bác sỹ Mukwege đến từ Cộng hòa dân chủ Congo, người đã từng được bàn thảo rất nhiều lần cho giải thưởng này nhiều năm qua cũng là gương mặt sáng giá.

Xếp thứ hai sau Malala về tỉ lệ đặt cược tính tới cuối ngày hôm qua, ông Mukwege đã lập nên một bệnh viện và một quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ hàng nghìn phụ nữ bị hãm hiếp bởi các phiến quân địa phương và nước ngoài, cũng như chính các bính sỹ quân đội.

Những cái tên khác được đồn đoán còn có Ales Belyatski, nhà hoạt động vì nhân quyền đã bị bắt giam tại Belarus.

Một vài tháng trước Thế vận hội mùa Đông tại thành phố Sochi của Nga, 5 thành viên của Ủy ban Nobel cũng có thể nhắm tới tình hình nhân quyền tại Nga. Do vậy, các nhà hoạt động như Lyudmila Alexeyeva, Svetlana Gannushkina và Lilia Shibanova cũng có thể là ứng viên tiềm năng.

Trong khi đó, những người được xem là ít khả năng đoạt giải Nobel hòa bình gồm có: chính trị gia người Kurd Leyla Zana tại Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng tư pháp Guatamala Claudia Paz y Paz và hai nhân vật tôn giáo Nigeria, những người đã thúc đẩy đối thoại giữa các tín ngưỡng, là tổng giám mục Thiên chúa giáo John Onaiyekan và Muhammad Sa'ad Abubakar, lãnh đạo tinh thần cao nhất của người Hồi giáo tại Nigeria.

Giải thưởng Nobel bao gồm một huy chương vàng, một giấy chứng nhận cùng số tiền thưởng tương đương 1,2 triệu USD có thể được chia sẻ nếu có nhiều người cùng đoạt giải.

Theo Thanh Tùng (Dân Trí)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.