- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trung Quốc liên tục gây rối khắp Biển Đông
Các sự kiện gần đây trên Biển Đông được coi là hành động leo thang trong chuỗi các động thái xâm phạm của Trung Quốc đối với Việt Nam và Philippines, từ bắt giữ, đánh đập, đòi tiền chuộc các ngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ tại Hoàng Sa, Trường Sa, đến tấn công tàu khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Việc các loại tàu Trung Quốc gâyhấn ở Biển Đông không phải là hiếm, nhưng số lần chúng gây rối và xâm phạm chủquyền các nước khu vực trong nửa tháng qua đang tăng lên đột ngột với mức độngày càng trắng trợn.
Trung Quốc huy động nhiều loại tàuđể xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng như một nước ASEAN khác làPhilippines, từ tàu đánh cá có tàu ngư chính yểm trợ đằng sau cho đến các loạitàu hải giám và cả tàu quân sự. Ngoài việc ngang nhiên tiến vào chủ quyền nướckhác, chúng còn tiến hành các hoạt động phá hoại tại đây.
Các sự kiện gần đây trên Biển Đôngđược coi là hành động leo thang trong chuỗi các động thái xâm phạm của TrungQuốc đối với Việt Nam và Philippines, từ bắt giữ, đánh đập, đòi tiền chuộc cácngư dân Việt Nam đánh bắt xa bờ tại Hoàng Sa, Trường Sa, đến tấn công tàu khảosát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tàu Bình Minh 02 bị một trong 3 tàu hải giám Trung Quốc (ảnh dưới) phá hoại. |
Dưới đây là nhật ký những ngàycăng thẳng về Biển Đông vừa qua:
Ngày 21 và 24/5:Tàu chiến và tàu hải giám Trung Quốc liên tục có hoạt động trong vùng biển thuộcchủ quyền của Philippines. Bộ Ngoại giao Philippines dẫn nguồn tin từ Bộ Quốcphòng nước này cho biết, các tàu Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây dựngvà thả phao gần một bãi cạn tại nơi chỉ cách đảo chính Palawan 125 hải lý, tứcnằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Ngoại trưởng Philippines AlbertRosario cho rằng bất cứ việc xây cất nào của Trung Quốc tại khu vực trên đều "viphạm rõ ràng" Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) màTrung Quốc ký với ASEAN năm 2002. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines VoltaireGazmin thì nhấn mạnh mối lo ngại số vụ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nướcnày đang ngày càng tăng lên.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao TrungQuốc ra thông báo chối bỏ cáo buộc các tàu hải quân của họ xâm phạm chủ quyềnPhilippines. Bắc Kinh cho rằng một tàu nghiên cứu hải dương học của họ chỉ đangtiến hành các nghiên cứu bình thường tại Biển Đông.
Ngày 26/5: Sựkiện gây chấn động dư luận Việt Nam và khiến khu vực chú ý xảy ra lúc 5h5 sáng,khi nhóm 3 tàu hải giám của Trung Quốc bất ngờ xuất hiện tấn công tàu thăm dòđịa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), đang làmviệc tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, chỉ cách mũiĐại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý.
Chúng chạy thẳng vào khu vực khảosát của tàu Bình Minh 02 mà không hề có cảnh báo, sau đó chủ động chạy qua khuvực thả dây cáp nhằm cắt cáp thăm dò của tàu Việt Nam. Các tàu Trung Quốc sau đóliên tiếp có hành động uy hiếp tàu Bình Minh 02 và quấy nhiễu liên tục trong vàitiếng mới chịu rút đi lúc 9h sáng cùng ngày. Tàu Bình Minh 02 sau khi khắc phụccác thiệt hại đã trở lại hoạt động bình thường.
Ngày 27/5: BộNgoại giao Việt Nam trao công hàm cho sứ quán Trung Quốc, trong đó yêu cầu BắcKinh chấm dứt ngay những hành động vi phạm chủ quyền đối với thềm lục địa vàvùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồng thời Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phảibồi thường thiệt hại cho tàu Bình Minh 02. Nội dung công hàm nêu rõ Trung Quốcđã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền Việt Nam đối với thềm lục địa của mình.
Ngày 27/5: Báochí Trung Quốc đưa tin nước này sẽ xây dựng một giàn khoan hiện đại và khổng lồtại Biển Đông vào tháng 6. Ngay lập tức Philippines triệu tập đại sứ Trung Quốctới để yêu cầu giải thích về việc này. Đây là lần thứ hai liên tiếp đại sứ TrungQuốc tại Manila bị triệu tập, lần trước là vì các vụ tàu Trung Quốc xâm phạm chủquyền Philippines.
Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ảnh: TTXVN. |
Ngày 28/5: Phátngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đưa ra tuyên bố vô căn cứ về pháplý khi cho rằng, Việt Nam thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý vàviệc các cơ quan hữu quan nước này thực hiện là tuân thủ luật biển và hoạt độnggiám sát trên vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc. Bắc Kinh còn khẳng định họluôn nỗ lực duy trì hoà bình trên Biển Đông.
Ngày 29/5: BộNgoại giao Việt Nam tổ chức cuộc họp báo về sự kiện Trung Quốc phá hoại tàu BìnhMinh 02, trong đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyênbố Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trởhoạt động thăm dò bình thường của Việt Nam trong vùng thềm lục địa và vùng đặcquyền kinh tế.
Bà Nga cũng nhắc lại những yêu cầuđối với phía Trung Quốc như trong công hàm đã trao cho đại diện ngoại giao củaBắc Kinh, đồng thời bác bỏ tuyên bố ngày 28/5 của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao ViệtNam cho rằng Trung Quốc đang cố tình đánh lừa dư luận bằng cách làm cho dư luậnhiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp.
Ngày 31/5: Mộtlần nữa người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đưa ra tuyên bố ngangngược khi cho rằng tàu hải giám Trung Quốc đã thực thi hành động chấp pháp đốivới tàu Việt Nam đang hoạt động phi pháp trên vùng biển của Trung Quốc. Bắc Kinhcòn ngang nghiên cho rằng hành động của Trung Quốc đối với tàu Bình Minh 02 làhoàn toàn chính đáng.
Cũng trong ngày 31/5, hội thảoquốc tế về Biển Đông bế mạc tại Indonesia và ra Tuyên bố Jakarta, trong đó nhấnmạnh Biển Đông là vấn đề đa phương. Các đại biểu dự hội thảo cho rằng duy trìhòa bình và ổn định ở Biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực và việc sử dụngvũ lực để giải quyết các vấn đề là rất nguy hiểm.
Ngày 31/5: Tronglúc 4 tàu đánh cá của ngư dân TP Tuy Hòa đang hành nghề đánh bắt cá ngừđại dương ở vị trí 8 độ 56’ vĩ độ bắc, 112 độ 45’ kinh độ đông, cáchđảo Đá Đông, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa khoảng 5 hải lý vềphía đông nam, thì 3 chiếc tàu Hải quân Trung Quốc đã nổ súng bắn xuống nướcuy hiếp, đe dọa không cho ngư dân Việt Nam hành nghề.
Theo Bộ chỉ huy biên phòng tỉnhPhú Yên, tình trạng ngư dân Phú Yên đánh bắt cá ngừ đại dương quanh khu vực quầnđảo Trường Sa, trong phạm vi vùng biển chủ quyền Việt Nam bị tàu quân sự TrungQuốc quấy nhiễu, dùng vũ lực, súng để bắn, dọa và chèn ép đã từng nhiều lần xảyra. Cùng ngày, một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam là Viking II đang làm việctrong vùng biển chủ quyền của Việt Nam lại bị tàu Trung Quốc tới gây rối.
Ngày 2/6: BộNgoại giao Việt Nam trao công hàm cho đại diện đại sứ quán Trung Quốc phản đốiviệc hải quân nước này dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam khi đang đánh cá tạivùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong ngày 31/5. Đại diện BộNgoại giao Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạmchủ quyền của Việt Nam và cản trở tàu cá và ngư dân Việt Nam hoạt động tại khuvực này.
Trong một diễn biến khác cũngtrong ngày 2/6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuyên bố sẽ đệ trìnhthư lên Liên Hiệp Quốc để phản đối việc hàng loạt tàu Trung Quốc xâm nhập vùngbiển nước này.
Ngày 3/6: Phátngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chối bỏ không có tàu Trung Quốc nàonổ súng uy hiếp ngư dân Việt Nam gần quần đảo Trường Sa. Ông này cho rằng thôngtin ba tàu Trung Quốc nổ súng là không có thực và tuyên bố "Trung Quốc cam kếtduy trì hòa bình và ổn định" ở Biển Đông.
Cũng trong ngày 3/6, Bộ trưởngQuốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quốcphòng Việt Nam Phùng Quang Thanh bên lề Đối thoại Shangri-La đã cam kết “duy trìhòa bình và ổn định ở biển Đông, thực thi đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của cácbên ở biển Đông (DOC)”.
Ngày 4/6: BộNgoại giao Philippines ra thông báo khẳng định các hành vi xâm phạm của tàuTrung Quốc đối với chủ quyền của quốc gia Đông Nam Á này là "xâm phạm hòa bìnhvà ổn định khu vực, vi phạm nghiêm trọng DOC”.
Tàu Viking II và tàu ngư chính Trung Quốc (ảnh dưới). |
Ngày 7/6: Trongchuyến thăm huyện đảo Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triếtnhấn mạnh: "Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của tổ quốc luôn hoàbình, hữu nghị, ổn định, nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảovệ".
Ngày 8/6: Phátbiểu bế mạc Tuần lễ biển và hải đảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định ViệtNam sẽ kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền. Ông nhấn mạnhViệt Nam cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm về biển và hải đảo, trong đó nhiệmvụ đầu tiên là tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí trong việc bảo vệchủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển vàhải đảo.
Thủ tướng Việt Nam một lần nữakhẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo HoàngSa và Trường Sa, chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùngbiển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển năm 1982của Liên Hợp Quốc.
Cũng trong ngày 8/6, tại hội nghịChính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (AFR) lần thứ 8 diễn ra tại Indonesia,Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh rằng tất cả tranhchấp, bất đồng trong vấn đề Biển Đông cần phải được giải quyết bằng biện pháphòa bình, tránh những hành động đơn phương, đặc biệt tuyệt đối không được sửdụng bạo lực, sử dụng các biện pháp mạnh để hành xử với nhau.
Ngày 9/6: Lúc 6hsáng, một tàu cá của Trung Quốc với sự hỗ trợ của hai tàu ngư chính đã chạyngang qua mũi tàu khảo sát Viking II đang được Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê.Tàu Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào cắtcáp thăm dò của tàu Viking II. Ngay sau đó hai tàu ngư chính và các tàu khác củaTrung Quốc xông vào giải cứu cho tàu cá vừa có hành vi phá hoại.
Trong cuộc họp báo chiều cùngngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định khu vực mà tàu Viking II đang hoạt độngkhi sự việc xảy ra nằm hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền 200 hải lý của ViệtNam. Việt Nam phản đối mạnh mẽ hành động vi phạm chủ quyền của tàu Trung Quốc,yêu cầu chấm dứt ngay không để tái diễn các hành động tương tự và đòi phía TrungQuốc bồi thường thiệt hại gây ra.
Tới buổi tối, phát ngôn viên BộNgoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lên tiếng biện minh rằng tàu cá của Trung Quốcđang hoạt động ở khu vực gần Trường Sa thì "bị tàu của Việt Nam đuổi theo. Trongquá trình đuổi đó tàu của Trung Quốc vướng vào cáp của tàu khảo sát dầu khí củaViệt Nam". Bắc Kinh chối việc tàu nước này quấy rối tàu khảo sát của Việt Namđồng thời tiếp tục ra yêu cầu ngang ngược đòi Việt Nam "ngừng các hành động viphạm chủ quyền của Trung Quốc".
Như vậy chỉ trong vòng nửa tháng,các tàu Trung Quốc từ hải giám, ngư chính đến tàu cá đã hai lần ngang ngược xâmphạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam để tấn công, phá hoại cáp thăm dò trên cáctàu thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó, tàu Trung Quốc còndùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam và nhiều lần xâm phạm chủ quyền củaPhilippines.
Theo ĐìnhNguyễn
VNE
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.