Truyền thông nước ngoài đưa tin về vụ sập hầm tại Việt Nam

Ngay sau khi sự cố sập hầm xảy ra tại nhà máy thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo ở tỉnh Lâm Đồng, nhiều hãng truyền thông trên thế giới đã đưa tin.


Ngay sau khi sự cố sập hầm xảy ra tại nhà máy thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo ở tỉnh Lâm Đồng, nhiều hãng truyền thông trên thế giới đã đưa tin.

Chỉ vài phút sau khi cuộc giải cứu 12 công nhân mắc kẹt trong đường hầm của nhà máy thủy điện diễn ra thành công, hãng tin Pháp đã đưa tin cập nhật tình hình tại hiện trường.

Hãng tin Pháp  dẫn thông tin từ Đài truyền hình Việt Nam cho hay sức khỏe của toàn bộ 12 công nhân gặp nạn, gồm 11 nam giới và một phụ nữ, vẫn tốt sau khi được đưa lên từ đường hầm. Trong 4 ngày qua, đội cứu hộ đã bơm oxy và truyền nhu yếu phẩm cho nhóm công nhân bằng một lỗ thông nhỏ.
 

Vụ tai nạn xảy ra tại vị trí cách cửa hầm khoảng 500 m.

Hãng tin Pháp cập nhật tin tức từ các tờ báo tại Việt Nam cho hay đội cứu hộ đã phát hiện một lỗ thủng trong đoạn hầm mà họ đang đào. Họ đã kéo các công nhân lên từ vị trí này. Hãng tin Pháp cũng dẫn thông tin từ ông Hoàng Sĩ Sơn, phó Bí thư tỉnh Lâm Đồng, cho biết gần 1.000 người đã tham gia vào công tác cứu hộ trong những ngày qua.

Trước đó, ngay khi vụ tai nạn xảy ra, BBC đăng tải bài viết có tiêu đề "Sập hầm tại Việt Nam, 12 người mắc kẹt trong lòng đất". Hãng truyền thông này còn dẫn thông tin từ các phương tiện truyền thông địa phương cho hay một phần đường hầm của nhà máy thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo thuộc tỉnh Lâm Đồng đã sập vào khoảng 7h sáng (giờ địa phương) hôm 16/12.

Hầm sập tại vị trí cách cửa hầm 500 m. Sự cố khiến 12 công nhân mắc kẹt dưới hầm. Ngay sau đó, các lực lượng cứu hộ đã huy động máy móc, thiết bị, đào hầm cứu người bị nạn. Tuy nhiên, mưa liên tục kèm theo những cơn gió lớn, đường hầm chật và mực nước dần dâng cao đã cản trở công tác cứu hộ.

Trong khi đó, hãng thông tấn Mỹ AP dẫn thông tin từ ông Lê Đức Long, một quan chức tỉnh Lâm Đồng, cho biết lực lượng cứu hộ đưa mũi khoan thứ nhất tới độ sâu 36 m dưới lòng đất vào tối 16/12, hơn 10 tiếng sau khi tai nạn xảy ra. Mục đích của việc thực hiện mũi khoan là nhằm bơm khí oxy và chuyển nhu yếu phẩm cho các nạn nhân.

BBC dẫn lời các quan chức Việt Nam cho hay, khoảng 200 nhân viên cứu hộ đã bơm oxy vào đường hầm, dọn cát, đất và đá, đồng thời gia cố phần mái của hầm để ngăn chặn một vụ sụp đổ có thể xảy ra. Công nhân thông báo sức khỏe của họ vẫn ổn, nhưng phải ngồi trên tấm ván gỗ khi mực nước bắt đầu dâng cao trong đường hầm. Lực lượng cứu hộ đã có thể nói chuyện với họ qua đường ống.

Nhà máy thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo được khởi công xây dựng vào năm 2003. Sau khi hoàn thành, nhà máy thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo với tổng công suất 23 MW sẽ sản xuất khoảng 110 triệu kWh điện mỗi năm. Tổng mức đầu tư cho công trình này là khoảng 457 tỷ đồng.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.