Từ chối cứu du khách bị mắc kẹt sau động đất ở Nepal vì không có bảo hiểm

Một nạn nhân trong trận động đất ở Nepal đã bị mắc kẹt suốt 5 ngày vì phi công cứu hộ thấy cô không có bảo hiểm du lịch từ các công ty tư nhân.

Một nạn nhân trong trận động đất ở Nepal đã bị mắc kẹt suốt 5 ngày vì phi công cứu hộ thấy cô không có bảo hiểm du lịch từ các công ty tư nhân.

Della Hoffman, 31 tuổi, đến từ Colorado, Mỹ cùng bạn trai, Eric Jean, 32 tuổi, đi du lịch đúng lúc xảy ra thảm họa động đất ở Nepal. Vào thời điểm đó, Hoffman và Jean đang đi bộ trong thung lũng Langtang.

Cặp đôi cùng 80 người khác bị mắc kẹt trong thung lũng suốt 5 ngày cho đến khi lực lượng cứu hộ đến giải cứu.

Hoffman tiết lộ, trước đó đã có 5 chiếc máy bay trực thăng tiếp cận với những người mắc kẹt. Tuy nhiên, vì các phi công từ chối giúp đỡ 80 người chỉ vì họ không có bảo hiểm du lịch của các công ty tư nhân. Các công ty tư nhân chỉ đưa máy bay trực thăng đến giải cứu cho những người mua bảo hiểm của họ, còn những người khác, họ sẽ không giúp đỡ bất kể trong trường hợp nguy kịch.

 

Della Hoffman, 31 tuổi, mắc kẹt trong thung lũng Langtang suốt 5 ngày sau khi xảy ra động đất.

 

Phần lớn nhà cửa trong làng đã bị phá hủy.

Khi trận động đất kinh hoàng ở Nepal xảy ra, Hoffman thấy rất nhiều tảng đá rơi từ hai phía. Những ngôi nhà xung quanh bị độ sập, bị đá rơi nghiền nát. Hoffman cùng bạn trai và nhiều dân làng gần đó đã chạy đến một hang động để trú ẩn. Dư chấn tiếp tục trong suốt ngày hôm đó, đá liên tục rơi xuống từ vách núi.

 

Đường ra thung lũng bị chặn bởi đá rơi từ vách núi.

“Một hướng dẫn viên bị đá rơi vào đầu, may mắn là anh ấy không sao. Nhưng có một người dân trong làng đã tử vong” – Hoffman kể lại.

Trong số 80 người kẹt trong thung lũng có 22 du khách nước ngoài. Họ phải dùng những tấm bạt để dựng lều tạm. Họ dùng thiết bị để lọc nước từ một dòng suối gần đó. Nhiều cây cối, vật dụng, đồ ăn vẫn có thể sử dụng được.

Khoảng 80 người đã phải dựng lều ở tạm trong lúc chờ cứu hộ.

Một du khách người Israel có sử dụng thiết bị thông tin vệ tinh. Vì thế, mọi người có thể liên lạc với gia đình và thông báo họ vẫn ổn. Mặc dù đã biết vị trí của nhóm mắc kẹt nhưng phải ba ngày sau, đội cứu hộ đầu tiên mới xuất hiện.

Tất cả đã cùng nhau làm một bãi đỗ trực thăng tạm thời. Họ dọn đất đá, làm một nền lớn bằng tre cho phi công hạ cánh. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như Hoffman nghĩ.

“Khi máy bay trực thăng đầu tiên hạ cánh, chúng tôi rất vui vì biết có người đã đến cứu. Các phi công không hạ cánh lâu vì nguy hiểm. Họ nói họ chỉ cứu các du khách Nhật Bản.”

Mọi người tự dựng một khu đỗ trực thăng cho lực lượng cứu hộ.

“Rất thất vọng, chúng tôi đã khóc trong nhiều giờ khi họ rời đi. Tôi không thể tin là họ lại để chúng tôi ở lại”.

Trong hai ngày tiếp theo, có bốn trực thăng hạ cánh. Lần này các phi công cứu nhóm du khách Israel. Hoffman nhận ra một điều: Những đội cứu hộ đều do các công ty bảo hiểm tư nhân gửi đến.

Tuy nhiên, trực thăng chỉ cứu những người đã mua bảo hiểm của công ty mà thôi.

Phải đến 5 ngày sau, một nhóm lính đặc nhiệm đến giải cứu cho Hoffman và bạn trai.

Ngay thứ hai vừa rồi, Hoffman cùng bạn trai đã bay ngay lại Mỹ. Chuyến du lịch dừng đột ngột. Nhưng Hoffman vẫn cảm thấy may mắn. Nhìn thấy hậu quả khủng khiếp tại Kathmandu, Hoffman thấy rằng, sống sót sau thảm họa là một phép màu.

 

Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.